(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào Tết trồng cây và Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh”, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh trồng rừng tập trung được 7.189,72 ha (đạt 117,93% kế hoạch) và 1.050.989 cây phân tán (đạt 134,39% kế hoạch). Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 843.432,45 tỷ đồng. Đa số các huyện, thành phố đều hoàn thành hoặc vượt kế hoạch trồng rừng tập trung và cây phân tán, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh.


Nhằm đảm bảo nguồn giống chất lượng phục vụ trồng rừng, lực lượng kiểm lâm huyện Tân Lạc kiểm tra các cơ sở ươm giống cây trên địa bàn.

Ngay từ đầu năm, vượt qua khó khăn của dịch Covid-19, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Thủy sẵn sàng chuẩn bị cây giống chất lượng, hiện trường để thực hiện kế hoạch trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán. Huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cấp, ngành và nhân dân hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh”. Cán bộ chuyên môn quan tâm hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây lâm nghiệp, cây bóng mát. Nhờ vậy, những con đường, khu đất trống dần được phủ xanh bằng cây keo, bạch đàn… Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, toàn huyện trồng mới 930 ha rừng, đạt 112% kế hoạch và trên 33.000 cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây bóng mát các loại.

Ngay từ đầu năm nay, để khắc phục những khó khăn thực hiện tốt và hiệu quả công tác trồng rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ động tham mưu UBND tỉnh và Sở NN&PTNT ban hành các chỉ thị, văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg, ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào "Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững; phát động Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh”. Quan tâm công tác nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiến bộ, nhất là về giống, kỹ thuật và lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện cụ thể từng vùng, từng loại rừng. Tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thực hiện tốt công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, năm 2021, toàn tỉnh có 92 cơ sở sản xuất giống (gồm 13 tổ chức và 79 hộ cá nhân). 17.187.320 cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng, đạt 107,42% kế hoạch (trong đó có 1,8 triệu cây từ năm 2020 chuyển sang). Tỷ lệ cây giống được kiểm soát đạt 100% (80% cây giống có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng, 20% cây giống chưa có nguồn gốc rõ ràng). Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp, cơ sở nào vi phạm lập biên bản, yêu cầu tiêu hủy, cấm tiêu thụ ra thị trường. Nhờ có nguồn giống đạt tiêu chuẩn cùng với thời tiết thuận lợi đảm bảo tỷ lệ cây sống cao.

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh nhấn mạnh: Một trong những giải pháp quan trọng để công tác phát triển rừng đạt hiệu quả là tăng cường tuyên truyền, giáo dục, khích lệ các cấp, ngành và Nhân dân tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán ở khu dân cư, trường học, nơi làm việc. Nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp Nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và ý nghĩa của rừng đối với giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện biện pháp lâm sinh, kỹ thuật trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn, trồng một số loài cây đặc thù trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc quản lý tốt nguồn giống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tỉnh quan tâm phân bổ vốn đầu tư công năm 2021 cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng thuộc chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Rà soát, phân bổ chi tiết vốn sự nghiệp hỗ trợ bảo vệ rừng bền vững cho 15.372,08 ha rừng tự nhiên thuộc các xã ngoài khu vực II, khu vực III trình UBND tỉnh phê duyệt. Triển khai thực hiện dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Thu Thủy

Các tin khác


Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi

(HBĐT) - Ngành chăn nuôi của tỉnh đang chuyển biến tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại, gia trại; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được hình thành và hoạt động hiệu quả. Song, chưa đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất chăn nuôi còn chậm, chưa đồng bộ; thị trường tiêu thụ không ổn định… Để khắc phục những hạn chế trên, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

Dự án liên kết vùng tạo đà giúp huyện Kim Bôi bứt phá

(HBĐT) - Dự án đầu tư tuyến đường Mông Hoá (TP Hoà Bình) - trung tâm huyện Kim Bôi nằm trong dự án đường liên kết vùng Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu) đang được các đơn vị của tỉnh tích cực hoàn thiện về mặt thủ tục để sớm được triển khai. Con đường có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh nói chung, góp phần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện Kim Bôi nói riêng.

Phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

(HBĐT)- Sáng 3/12, tại tỉnh Lai Châu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị Phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB). Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 12 điểm cầu. Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Huyện Lương Sơn: Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tiếp tục được huyện tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, đi vào chiều sâu bằng việc giữ vững các tiêu chí và triển khai kế hoạch xây dựng xã NTM nâng cao đến 10/10 xã. Theo đó, công tác tuyên truyền được các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh, tạo sự đồng thuận trong toàn huyện.

Chuyển đổi trên 2.000 ha đất lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Trong năm 2021, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh ước đạt 120 nghìn ha, trong đó, diện tích cây lương thực có hạt đạt trên 70 nghìn ha, sản lượng đạt 36 vạn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100% kế hoạch; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác đạt trên 140 triệu đồng.

Tổng thu nhập từ rừng đạt gần 77,6 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 11, toàn tỉnh đã khai thác gần 560 ha rừng trồng tập trung với khoảng 46.107 m3 gỗ; khai thác cây phân tán được gần 1.500 m3 gỗ, trên 22 nghìn ste củi, 109,45 nghìn cây tre, bương, luồng, giang, nứa; trên 610 tấn măng tươi; 76,3 tấn dược liệu, 180 kg mật ong rừng... 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục