(HBĐT) - Ngày 28/12, Sở GTVT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.
Năm 2021, ngành GTVT phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 bùng phát đã chi phối đến hoạt động của ngành. Tuy nhiên, với sự nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép", ngành đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ.
Sở GTVT đã tích cực, chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét chỉ đạo, điều hành và ban hành nhiều văn bản quan trọng thực hiện quản lý Nhà nước về GTVT. Trong đó, tích cực tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo đối với các dự án công trình giao thông trọng điểm như: Giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức hợp đồng BT; tham mưu triển khai chuẩn bị đầu tư đường Hòa Lạc - Hòa Bình giai đoạn 2; cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; dự án đường liên kết vùng Hòa Bình với Hà Nội và cao tốc Sơn La...
Công tác quản lý vận tải, phương tiện và người lái được đẩy mạnh. Trong đó, thực hiện theo dõi giám sát hành trình về hoạt động các phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định, xe buýt, taxi nhằm duy trì hoạt động ổn định. Đặc biệt, ngành đã triển khai phần mềm an toàn Covid và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động vận tải...
Trong năm, Sở đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo TTATGT; phối hợp kiểm soát tải trọng phương tiện. Đã lập biên bản đối với 686 trường hợp, phạt tiền trên 4 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe đối với 275 trường hợp...
Song song với đó, công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông được thực hiện hiệu quả. Đã thẩm định 58 dự án với tổng mức đầu tư trên 3.731 tỷ đồng; tổ chức kiểm tra nghiệm thu 36 công trình; tiếp tục triển khai quản lý đầu tư xây dựng đối với 8 dự án xây dựng cơ bản công trình giao thông...
Tại hội nghị, Sở GTVT cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục, nhất là còn tình trạng xe vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng, vi phạm TTATGT, hành lang giao thông. Công tác giải phóng mặt bằng một số dự án chậm, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện... Đồng thời triển khai các nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2022.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Giao thông là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, có vai trò thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác, do vậy, tỉnh đã ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án giao thông, trong đó có những dự án trọng điểm với nguồn vốn đầu tư rất lớn, nhằm tạo sự đột phá thúc đẩy KT- XH của tỉnh. Đề nghị Sở GTVT tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với tỉnh và các bộ, ngành T.Ư để đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm, liên kết vùng nhằm tạo sự thay đổi rõ nét lĩnh vực giao thông. Ngành cũng cần thay đổi tư duy đầu tư công trình phải đảm bảo chất lượng, yêu câu thẩm mỹ, không gây nên sự xung đột giữa các công trình giao thông. Đồng thời, quan tâm thực hiện đối với các dự án chuyển tiếp và làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư cho các dự án mới để làm sao đem lại hiệu quả cao nhất...
H.N
(HBĐT) - Những năm gần đây, hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh có sự tăng trưởng khá cả về quy mô và giá trị, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 50 doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu, trong đó có 26 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài.
Đại dịch COVID-19 gây ảnh hướng nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nỗ lực duy trì mức tăng trưởng GDP dương, thậm chí xuất khẩu đạt kỷ lục mới, vào Top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Đây là nhận định trong một bài viết do hãng tin Sputnik (Nga) đăng tải mới đây.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 43,5 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến cả năm có thể đạt 47 tỷ USD, tăng 5 tỷ USD so với kế hoạch đề ra. Trong khi đó, vượt qua sự bùng phát của các đợt dịch Covid-19, kết nối cung-cầu tiêu thụ nông sản trong nước năm 2021 cũng đạt nhiều thành quả đáng kể.
Năm 2021 có rất nhiều thách thức trong công tác quản lý giá cả thị trường, khi mà Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ đặt ra nhiệm vụ về công tác quản lý, điều hành giá phải bảo đảm hướng đến mục tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.
(HBĐT)- Cây chè Shan tuyết đã gắn bó với người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đã có lúc, chè mọc thành rừng bạt ngàn trên đỉnh núi mờ sương. Khi đó, chè được trồng nhiều nhưng chưa thành hàng hóa. Những cây chè cổ thụ dần bị chặt hạ để trồng ngô, sắn.
(HBĐT) - Xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) có diện tích đồi rừng khá lớn. Đây là điều kiện để người dân khai thác lợi thế, phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhiều năm trước, một số hộ trong xóm đã tự phát nuôi ong. Từ năm 2012, khi Dự án Giảm nghèo triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế ở vùng dự án, chấp thuận đề xuất của các nhóm hộ trong đầu tư, hỗ trợ, nghề nuôi ong lấy mật mới thực sự trở thành hướng đi rõ rệt, tiếp cận thị trường và kinh tế hàng hóa. Được hỗ trợ của Dự án Giảm nghèo, những hộ nuôi ong ở Yên Tân tham gia các lớp tập huấn KHKT, giúp việc chăm sóc, thu mật dễ dàng, hiệu quả hơn.