(HBĐT) - Phát triển đa dạng mô hình kinh tế, tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, phối hợp cơ quan chuyên môn mở lớp đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao KHKT… là những giải pháp được Hội Nông dân (HND) huyện Lạc Sơn tích cực triển khai giúp hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD). Qua đó, nhiều hộ hội viên phát huy thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.


Mô hình kinh tế tổng hợp của hộ ông Bùi Văn Tấn, xóm Hổ 1, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) là một trong những mô hình tiêu biểu của huyện. 

Đồng chí Bùi Văn Minh, Chủ tịch HND huyện cho biết: Hội huyện có 244 chi hội, với trên 22.300 hội viên. Trong năm 2021, để hỗ trợ hội viên vượt qua đại dịch Covid-19 phát triển kinh tế, các cấp Hội chú trọng nâng cao chất lượng phong trào nông dân SXKD giỏi. Tuyên truyền, vận động nông dân chuyển  đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những cây, con giống có giá trị cao, phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương như nuôi gà, trồng dổi, trồng cây ăn quả có múi… Các cấp Hội quan tâm hướng dẫn nông dân thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng KHKT nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên diện tích đất canh tác. Điểm nhấn là HND huyện phối hợp các cấp, ngành, đơn vị mở rộng kênh tiêu thụ nông sản, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử… 

Trải qua nhiều năm vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả có múi. Đến nay, diện tích cây ăn quả có múi của huyện trên 840 ha, chủ yếu là bưởi, cam và quýt, tập trung chủ yếu ở các xã: Thượng Cốc, Hương Nhượng, Văn Sơn, Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Vũ Bình. Trên địa bàn hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng hiệu quả KHKT, cho thu nhập cao. Huyện quan tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả có múi. Sản phẩm cam Hương Nhượng của HTX trồng và tiêu thụ cam Lạc Sơn đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Nhằm giúp hội viên có thêm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, HND huyện chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức nhiều lớp chuyển giao KHKT cho hội viên. Trong năm, HND huyện phối hợp Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, Trung tâm Dạy nghề huyện, Trường Dạy nghề kỹ thuật và nông nghiệp Thanh Xuân tổ chức 9 lớp dạy nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt, may công nghiệp, chăm sóc cây có múi, chăn nuôi gia súc, gia cầm… cho trên 250 học viên; phối hợp với Công ty CP vật tư nông sản Lào Cai và Công ty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao mở 18 lớp chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân. 

Trên cơ sở tư vấn, hỗ trợ của HND, nhiều bà con đã liên kết thành lập chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp và hợp tác xã. Song song với phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, HND huyện phối hợp các ngân hàng: Chính sách xã hội, NN&PTNT huyện, Liên Việt Postbank giới thiệu, hướng dẫn thủ tục, quy trình cho vay vốn. Thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân và nguồn vốn của các ngân hàng đã giúp hội viên phát triển kinh tế hộ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nhiều hội viên năng động, sáng tạo, ý chí vượt qua khó khăn trở thành những nông dân SXKD giỏi. Tiêu biểu như các ông: Bùi Văn Niên (xã Ân Nghĩa), Bùi Văn Phú (xã Thượng Cốc), Bùi Văn Cường (xã Miền Đồi), Bùi Văn Tấn (xã Yên Nghiệp), Đào Xuân Chính (xã Vũ Bình)…

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn tới hoạt động tiêu thụ nông sản của bà con, HND huyện tìm kiếm thị trường tiềm năng để ký kết bao tiêu sản phẩm. HND huyện đã ký hợp đồng với Công ty thủ công mỹ nghệ và nông sản tổng hợp tỉnh Hà Nam tiêu thụ dưa bao tử cho 12 hộ nông dân thị trấn Vụ Bản; phối hợp với HND tỉnh hỗ trợ HTX thực phẩm sạch Yên Phú bao tiêu sảm phẩm theo chuỗi. Đồng thời, các cấp Hội tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử để mở rộng kênh tiêu thụ.


Thu Thủy

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục