(HBĐT) - Đồng chí Bùi Minh Tuyến, Chủ tịch Hội LHPN xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) cho biết: Là xã vùng sâu của huyện, sản xuất nông nghiệp chiếm 60% dân số, do đó, thu nhập của hội viên phụ nữ (HVPN) nói riêng và Nhân dân nói chung còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Chi hội phụ nữ xóm Bận Dọi, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) vệ sinh đường làng góp phần xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Bám sát tinh thần nghị quyết đại hội Đảng bộ xã và nghị quyết đại hội phụ nữ xã, trong những năm qua, Hội LHPN xã chú trọng, chủ động phát huy vai trò của Hội trong công tác huy động nguồn lực giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn; thực hiện tốt quản lý các nguồn vốn uỷ thác. Triển khai các phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, tạo cơ hội cho chị em vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Hội phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện mở 15 lớp dạy nghề cho lao động nữ nông thôn với 450 học viên tham gia. Kết quả sau học nghề, hơn 100 chị làm việc tại các công ty may trên địa bàn huyện; hơn 60 chị theo nghề đan lát thủ công cho thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Còn lại các chị mạnh dạn đầu tư, phát triển chăn nuôi, tạo việc làm cho bản thân và tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, Hội phối hợp Trung tâm KN-KL tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện mở 23 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT trong chăn nuôi cho hơn 1.035 hội viên. Thông qua các lớp tập huấn, hội viên ứng dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế tại địa phương. Đến nay, toàn xã có hơn 40 mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm. Điển hình như các mô hình: Chăn nuôi lợn thịt và sản xuất gạch của chị Bùi Thị Nơi, xóm Mương Dạ; trồng bí xanh của gia đình chị Bùi Thị Thim, thuộc tổ hợp tác rau củ quả xóm Cò; chăn nuôi gà thả vườn của chị Bùi Thị Khuyến, xóm Tân Thành... và nhiều mô hình làm kinh tế giỏi khác trên địa bàn.
Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế thông qua các mô hình tiết kiệm được Hội chú trọng chỉ đạo, giúp chị em phát huy nội lực, đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại, vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Hội LHPN xã đã thành lập, duy trì và nhân rộng 11 mô hình tiết kiệm tại 11 chi hội, có 850 hội viên tham gia với số tiền tiết kiệm 958 triệu đồng, giúp cho 150 chị vay; thành lập 4 tổ nhóm tín dụng tiết kiệm với 125 chị tham gia, số tiền tiết kiệm 238 triệu đồng, tạo điều kiện cho 95 lượt hội viên vay vốn; có 8 tổ góp vốn xoay vòng với 120 thành viên, số tiền 195 triệu đồng, giúp 50 hội viên nghèo vay phát triển kinh tế gia đình.
Công tác hỗ trợ HVPN tiếp cận nguồn vốn vay phát triển kinh tế gia đình từ nguồn vốn Ngân hàng CSXH được Hội quan tâm triển khai. Hiện, Hội quản lý 8 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với tổng dư nợ trên 11 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 300 HVPN vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hoạt động tiết kiệm tiền gửi được các tổ vay vốn duy trì thường xuyên. Số dư tiền gửi qua tổ TK&VV trên 406 triệu đồng, với 307 hộ vay vốn tham gia. Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV ngày càng được nâng lên. Các tổ xây dựng quy chế hoạt động, duy trì nền nếp sinh hoạt định kỳ; thực hiện công khai, dân chủ trong bình xét cho vay; tích cực đôn đốc tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn; ghi chép sổ sách, quản lý hồ sơ vay vốn chặt chẽ, đầy đủ. Kết quả đánh giá phân loại, 100% tổ TK&VV xếp loại tốt, không có tổ xếp loại khá, trung bình và yếu.
Hồng Duyên
Tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến năm 2021 là một năm khó khăn chưa từng có đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta dự báo vẫn sẽ thiết lập được mức kỷ lục mới, vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, dự báo nguồn cung nông sản, thực phẩm tăng mạnh. Mặc dù, nhu cầu trong nước tăng từ 15-20%, tùy từng sản phẩm nhưng khả năng tiêu thụ hết lượng sản phẩm với mức giá cao cũng không dễ dàng do vụ thu hoạch tập trung vào một thời gian ngắn, trong khi xuất khẩu sang thị trường chính Trung Quốc đang gặp rất nhiều trở ngại.
(HBĐT) - Ngày 28/12, Sở GTVT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể của tỉnh có bước khởi sắc, trong đó, HTX chính là nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống Nhân dân. Hệ thống kinh tế hợp tác dần dịch chuyển rõ nét với nhiều tiến bộ trong hoạt động và cách thức quản lý. Từ đó tạo động lực cho nhiều HTX không chỉ đứng vững mà còn phát triển bền vững. Số lượng HTX tăng theo từng năm, phát triển khá đồng đều, chất lượng hoạt động được nâng lên.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã phát huy vai trò quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn; tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo phát triển KT-XH có liên quan đến hoạt động ngân hàng; triển khai đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của ngành tới các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD).
(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,8%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người được cải thiện với mức 51,5 triệu đồng/người; chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai hiệu quả; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Đó là những thành quả quan trọng cho thấy huyện Cao Phong đã quyết tâm vượt khó, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2021.