(HBĐT) - Ngày 29/12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Lê Minh Hoan, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh.
Năm 2021, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt khoảng 2,85 - 2,9%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD; trên 68,2% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 213 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%. Ngành tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành với các giải pháp đồng bộ, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP với mức tăng 2,85%.
Tại hội nghị, các tỉnh, thành phố thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong năm 2022. Trong đó: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành khoảng 2,8 - 2,9%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 2,9 - 3%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 49 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42%; tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM trên 73%; 235 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Phát biểu kết luận hội nghị, ghi nhận, biểu dương những nỗ lực và kết quả đạt được trong điều kiện tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng dương của đất nước cũng như ổn định đời sống dân sinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của ngành NN&PTNT hiện nay. Thủ tướng nhấn mạnh: Tất cả các giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu của ngành nông nghiệp trong năm 2022 cũng như trong thời gian tới đều nhằm tới mục tiêu lớn nhất, bao trùm là nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Năm 2022, Bộ NN&PTNT cần đặt ra mục tiêu cao hơn năm trước, phấn đấu tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp đạt trên 3%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 50 tỷ USD. Bộ cần phải coi trọng xây dựng chiến lược, quy hoạch để ngành nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, dựa vào ứng dụng KHCN, chuyển đổi số; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền đi đôi với gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm của ngành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; tập trung đầu tư vào chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thủ tướng cũng lưu ý, Bộ NN&PTNT cần tập trung đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp trong năm 2022. Quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, nguồn lực vượt thẩm quyền Bộ báo cáo ngay để Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ kịp thời tháo gỡ…
Thu Hằng
Tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến năm 2021 là một năm khó khăn chưa từng có đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta dự báo vẫn sẽ thiết lập được mức kỷ lục mới, vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, dự báo nguồn cung nông sản, thực phẩm tăng mạnh. Mặc dù, nhu cầu trong nước tăng từ 15-20%, tùy từng sản phẩm nhưng khả năng tiêu thụ hết lượng sản phẩm với mức giá cao cũng không dễ dàng do vụ thu hoạch tập trung vào một thời gian ngắn, trong khi xuất khẩu sang thị trường chính Trung Quốc đang gặp rất nhiều trở ngại.
(HBĐT) - Ngày 28/12, Sở GTVT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể của tỉnh có bước khởi sắc, trong đó, HTX chính là nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống Nhân dân. Hệ thống kinh tế hợp tác dần dịch chuyển rõ nét với nhiều tiến bộ trong hoạt động và cách thức quản lý. Từ đó tạo động lực cho nhiều HTX không chỉ đứng vững mà còn phát triển bền vững. Số lượng HTX tăng theo từng năm, phát triển khá đồng đều, chất lượng hoạt động được nâng lên.