(HBĐT) - Vừa qua, lô hàng sản phẩm măng chế biến của Công ty CP Kim Bôi, khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với tổng trọng lượng 14 tấn được xuất sang thị trường Séc. Chuyến xe chở hàng khởi hành trước sự hào hứng, phấn khởi pha lẫn niềm tự hào của cán bộ, nhân viên công ty. Đây là lô sản phẩm thứ 12 trong năm của công ty được "xuất ngoại”, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cũng như nâng tầm giá trị cho các nông sản đặc trưng, thế mạnh của tỉnh.



Đại diện các ngành, đơn vị chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty CP Kim Bôi khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) trước khi vận chuyển đi xuất khẩu. 

Công ty CP Kim Bôi, tiền thân là Công ty CP nông lâm sản Kim Bôi được thành lập từ năm 2003. Với các sản phẩm sơ chế, chế biến chủ yếu từ cây măng, công ty luôn nỗ lực tìm ra những hướng đi mới nhằm bảo tồn, phát triển sản phẩm có nguồn gốc của địa phương, nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, không ngừng tìm kiếm các thị trường trong và ngoài nước để hiện thực hóa mong muốn: Người Việt Nam ở nước ngoài được sử dụng những sản phẩm sạch do chính người Việt Nam sản xuất; đem tinh hoa ẩm thực Việt ra toàn thế giới... Đến nay, các sản phẩm của công ty dần khẳng định được vị thế trên thị trường. Hầu hết các sản phẩm măng khô, măng đặc sản, măng nấu ngay, thực phẩm chế biến… của công ty đều có mặt tại quầy hàng của hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch và các siêu thị trên toàn quốc. Đặc biệt, công ty cũng là một trong những đơn vị có số lượng sản phẩm chế biến lớn được xuất khẩu. Năm 2021, công ty đã xuất khẩu thành công khoảng 1.260 tấn sản phẩm măng chế biến, miến, bún, phở… sang thị trường các nước như: Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Angola...

Ông Nguyễn Văn Đề, Phó Tổng Giám đốc công ty cho biết: Công ty hiện có 25 sản phẩm măng sơ chế và chế biến, thực phẩm chế biến. Toàn bộ sản phẩm đều được sản xuất với quy trình khép kín, theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018; được sơ chế, chế biến, luộc chín, diệt khuẩn và đóng túi hút chân không, thanh trùng cả bao bì, trọng lượng từ 200 g - 1 kg/túi, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU. Năm 2021, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công ty cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự chủ động vượt khó, công ty nỗ lực duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, củng cố, giữ vững khách hàng và thị trường trong nước, nước ngoài. Trong năm, công ty đã xuất khẩu 13 chuyến hàng với các sản phẩm măng chế biến. Bước sang năm 2022, công ty phấn đấu đạt mục tiêu tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu cán mốc 20 tỷ đồng, tương ứng số lượng sản phẩm xuất khẩu gấp 2 lần năm 2021.

Bên cạnh việc sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phương thức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, đưa nông sản đến tay người tiêu dùng được công ty chú trọng. Công ty đã xây dựng website kimboi.vn để quảng bá, giới thiệu, phân phối sản phẩm. Người tiêu dùng dễ dàng mua sản phẩm và yên tâm khi mua sản phẩm qua mạng, bởi các loại sản phẩm của công ty được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

Với những nỗ lực, cố gắng vượt lên khó khăn trước ảnh hưởng của đại dịch, năm 2021, tổng doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm măng của Công ty CP Kim Bôi đạt 7 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ xuất khẩu trực tiếp đạt 4 tỷ đồng. Để có lượng tiêu thụ ổn định trên thị trường trong và ngoài nước, cùng với mục tiêu hướng tới xuất khẩu ra nhiều nước châu Âu, châu Á, công ty đã xây dựng vùng nguyên liệu tại một số địa bàn các huyện như Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy.

Tiếp tục nâng tầm giá trị sản phẩm măng Hòa Bình, công ty đang và sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19; điều hành sản xuất linh hoạt trong từng thời điểm, đảm bảo sản xuất phù hợp với tiến độ, nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Bên cạnh đó, không ngừng đổi mới, ứng dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất, chế biến sản phẩm, nhằm mang đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất. Từng bước thực hiện mục tiêu vươn lên trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn nhất cả nước.  


Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Phát triển vùng trồng thanh long

(HBĐT) - Khoảng 10 năm trở lại đây, cây thanh long ruột đỏ được trồng nhiều tại huyện Lạc Thủy. Toàn huyện hiện có gần 56 ha, tập trung chủ yếu tại thị trấn Ba Hàng Đồi và xã Phú Thành, có khoảng 45 ha thời kỳ kinh doanh. Năng suất trung bình 18 - 20 tấn/ha; sản lượng ước đạt 810 - 900 tấn/ năm.

Thành phố Hòa Bình: Gỡ khó cho doanh nghiệp tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng dịch Covid-19

(HBĐT) - Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản của TP Hòa Bình. Nhiều mặt hàng bị tồn đọng với khối lượng lớn, dẫn đến chuỗi sản xuất bị đứt gãy. Trước thực tế đó, TP Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp, giúp các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Về Yên Thủy mùa bưởi chín

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, toàn huyện Yên Thủy có 880 ha bưởi, diện tích đang cho thu hoạch 415 ha; hình thành các vùng sản xuất cây có múi an toàn tập trung như xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương), xóm Đội 2 (xã Bảo Hiệu), khu nông trường (thị trấn Hàng Trạm). Thu nhập bình quân từ cây bưởi Diễn đạt từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. Toàn huyện có gần 120 ha bưởi tại các xã: Ngọc Lương, Hữu Lợi, Bảo Hiệu, thị trấn Hàng Trạm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Toàn tỉnh có 415 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

(HBĐT) - Trong năm 2021, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường công tác phối hợp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhờ vậy, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đạt kết quả khá.

Thủy sản Việt Nam giữ vững thị trường

Năm 2021, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngành thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng tốt trong hai quý đầu năm, đến quý III/2021 sản xuất, xuất khẩu thủy sản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân, đến cuối năm 2021 ngành thủy sản vẫn đạt chỉ tiêu giá trị xuất khẩu, đặc biệt là giữ vững những thị trường xuất khẩu chủ chốt...

Các trường hợp áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022

(HBĐT) - Sở Tài chính vừa có Công văn số 3870/STC-QLG&CS về triển khai thực hiện Quyết định số 83/2021/QĐ-UBND, ngày 20/12/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục