(HBĐT) - Ngày 7/3/2022, UBND tỉnh ban hành Công văn số 340/UBND-KTTH về triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công (QL,SDTSC) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.


UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, cơ quan Đảng, UBND các huyện, thành phố quán triệt đầy đủ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến quản lý, khai thác nguồn lực TSC được chỉ ra trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, cùng nhiều văn bản chỉ đạo khác.

Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền Luật QL,SDTSC, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành có liên quan đến QL,SDTSC để kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới bảo đảm phù hợp với quy định của Luật QL,SDTSC và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về TSC do địa phương ban hành để kịp thời tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành… Chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT, các cơ quan có liên quan rà soát danh mục mua sắm tập trung thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh để ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm căn cứ pháp lý theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản, quy định có liên quan, tránh việc ban hành danh mục mua sắm tập trung nhưng không thực hiện làm ảnh hưởng tới việc trang bị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và vi phạm quy định về mua sắm TSC.

Ngoài ra, UBND tỉnh giao Sở GTVT chủ trì, đôn đốc các đơn vị báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Sở NN&PTNT chủ trì, đôn đốc các đơn vị báo cáo kê khai tài sản công trình nước sạch nông thôn tập trung. Thanh tra tỉnh tăng cường thanh, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng, xử lý TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, lập phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc rà soát việc QL,SDTSC tại cơ quan, đơn vị mình, tổ chức theo dõi hạch toán đầy đủ giá trị, số lượng của tài sản…tránh tình trạng tài sản được đầu tư, mua sắm đưa vào sử dụng nhưng không theo dõi trên sổ sách kế toán, sử dụng sai mục đích, gây thất thoát lãng phí…

UBND tỉnh cũng có những chỉ đạo cụ thể đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao QL,SDTSC. Trong đó yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật QL,SDTSC và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật nhằm nâng cao nhận thức tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; triển khai kịp thời các quy định của T.Ư, địa phương về lĩnh vực QL,SDTSC

Các doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc danh mục cổ phần hóa (CPH) phải thực hiện nghiêm quy định về lập, phê duyệt phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật về CPH, pháp luật về đất đai. Trong quá trình thực hiện phải so sánh, đối chiếu với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được UBND tỉnh phê duyệt, bảo đảm phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng và quy định của pháp luật tại thời điểm CPH. 


H.N (TH)

Các tin khác


Độc đáo rượu thóc Trúc Sơn

(HBĐT) - Với mong muốn bảo tồn sự độc đáo, tinh túy từ phương pháp nấu rượu truyền thống của đồng bào dân tộc, năm 2018, các thành viên HTX Vịnh Xuân, xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã sáng tạo ra rượu thóc Trúc Sơn. Rượu thóc là sản phẩm độc đáo chắt lọc tinh hoa từ hạt thóc và nguồn nước quý lấy từ mó nước khe núi Ông và núi Cô.

Mô hình hợp tác xã thuốc nam dân tộc Dao Hòa Bình

(HBĐT) - HTX thuốc nam dân tộc Dao Hòa Bình được thành lập tháng 11/2020 với 15 thành viên, là những người hành nghề bốc thuốc nam gia truyền ở tổ 9, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình). Qua hơn 1 năm đi vào hoạt động, với sự giúp đỡ, tạo điều kiện về thủ tục cũng như tiếp cận nguồn vốn của Hội LHPN TP Hòa Bình, các lương y có việc làm thường xuyên hơn, những bài thuốc thuốc gia truyền quý của dân tộc Dao như chữa gan, dạ dày, viêm xoang, xương khớp được người bệnh biết đến đông đảo, rộng rãi hơn.

Huyện Kim Bôi: Nỗ lực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

(HBĐT) - Khắc phục và vượt qua những rào cản, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Nỗ lực ổn định sản xuất, kinh doanh thích ứng diễn biến dịch

(HBĐT) - Diễn biến dịch Covid-19 tại huyện Lạc Sơn đang phức tạp hơn trong thời gian gần đây với việc gia tăng ca mắc trong cộng đồng. Đảng bộ, chính quyền, người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn vừa quyết liệt phòng, chống dịch (PCD), vừa tích cực phục hồi sản xuất, đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH.

Chủ động điều hành giá, bình ổn thị trường

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao.

Huyện Lạc Thuỷ: Tạo bứt phá trong giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, chị Phạm Thị Sinh, hội viên phụ nữ thôn Tân Lâm, xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) đã vươn lên mức kinh tế khá giả sau hơn 2 năm khởi nghiệp mô hình nuôi dê sinh sản và dê thịt. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục