(HBĐT) - Với sự sáng tạo, niềm đam mê và mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Hoàng Văn Cảnh, xóm Đồng Uống, xã Mai Hạ (Mai Châu) không ngừng tìm tòi, học hỏi, áp dụng thành công mô hình nuôi giun quế. Mô hình đã mang lại nguồn thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng cho gia đình.


Mô hình nuôi giun quế của gia đình ông Hoàng Văn Cảnh, xóm Đồng Uống, xã Mai Hạ (Mai Châu) cho thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng.

Ông Cảnh chia sẻ: "Tôi tìm hiểu kỹ thuật nuôi giun quế qua tài liệu, sách báo, mạng internet, thăm quan thực tế nhiều mô hình tại các tỉnh bạn. Đầu năm 2020, từ 20 kg giun giống ban đầu, tôi xây dựng chuồng nuôi với diện tích gần 50 m2, tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, phân gia súc để ủ. Sản phẩm thu được là giun làm thức ăn cho gia cầm, cá bởi hàm lượng đạm rất cao, giúp vật nuôi lớn nhanh, giảm chi phí, hiệu quả hơn so với các loại cám công nghiệp. Đồng thời, các phụ phẩm trở thành phân sinh khối nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, là phân hữu cơ sạch và an toàn”.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi giun quế, ông Cảnh cho biết, nuôi giun quế phải đảm bảo các yếu tố chuồng trại kiên cố, có mái che chắc chắn, nguồn thức ăn cho giun đầy đủ. Điều quan trọng là phải tạo độ ẩm tốt, kín đáo bởi giun rất sợ ánh sáng. Mỗi chuồng giun rộng 3 - 5 m2, lót bạt ở trên, mái che cách mặt luống khoảng 1 m. Chuồng giun cần được tạo độ ẩm 75 - 80%, nhiệt độ từ 20 - 280C, mỗi ngày cần phun nước 1 - 2 lần. Quá trình nuôi nếu phát hiện có kiến phải diệt ngay bằng cách đốt lửa theo hướng kiến bò, hoặc bôi thuốc diệt kiến lên vách chuồng. Nhờ đó, giun quế sinh trưởng nhanh, phân hủy chất thải tốt, biến phân gia súc và các phụ phẩm khác thành phân hữu cơ nhiều dinh dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nuôi giun không tốn nhiều công chăm sóc, hàng ngày chỉ cần đổ phân lên, tưới nước rồi đậy bạt lại, do đó mô hình rất dễ nhân rộng, ai cũng có thể học được.

Ngoài thời gian chăm giun, ông rong ruổi khắp xã thu mua phân gia súc, phế phẩm nông nghiệp. Kiên trì theo đuổi đam mê, mô hình nuôi giun quế của gia đình ông giờ đây được nhiều người trong vùng biết đến thăm quan, học hỏi. Thông qua mạng xã hội, nhiều khách hàng trong, ngoài địa bàn đặt mua thường xuyên. Sản phẩm ngày càng được bà con ưa chuộng, thay thế cho các thức ăn chăn nuôi, phân bón công nghiệp. Hiện, trung bình mỗi tháng, mô hình thu được gần 10 tấn phân, cung cấp ra thị trường hàng trăm kg giun quế với giá 80.000 đồng/kg giun, 25.000 đồng/kg phân sinh khối. Sau khi trừ các chi phí cho thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, lượng phân hiện có được sử dụng chăm sóc cho 70 gốc bưởi, vài trăm con gà, 1.500 m2 ao cá để tăng thêm thu nhập. Mô hình nuôi giun quế kết hợp trồng trọt, chăn nuôi của ông Cảnh được chọn làm mô hình kiểu mẫu của khu dân cư.

Được hỏi về những dự định sắp tới, ông Cảnh cho biết: "Thời gian tới, tôi dự định mở rộng chuồng giun để tăng lượng cung ra thị trường, hướng dẫn bà con ở địa phương nếu có nhu cầu học theo mô hình. Từ đó, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi sạch, phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường”.

Với sự dám nghĩ, dám làm, tìm hướng phát triển kinh tế mới đã giúp ông Cảnh thành công. Mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần xử lý ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi và hóa chất nông nghiệp, tạo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng. Đây thực sự là mô hình kinh tế hiệu quả, không mất nhiều công chăm sóc, có thể tận dụng thời gian lúc nông nhàn, mở ra hướng phát triển an toàn đối với ngành nông nghiệp.


Hoàng Anh


Các tin khác


Thủ tướng: Có nền tảng, có tham vọng và quyết tâm, chắc chắn sẽ thành công

Sáng 8/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 5 với chủ đề "Định hình lại quan hệ kinh tế song phương".

Độc đáo rượu thóc Trúc Sơn

(HBĐT) - Với mong muốn bảo tồn sự độc đáo, tinh túy từ phương pháp nấu rượu truyền thống của đồng bào dân tộc, năm 2018, các thành viên HTX Vịnh Xuân, xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã sáng tạo ra rượu thóc Trúc Sơn. Rượu thóc là sản phẩm độc đáo chắt lọc tinh hoa từ hạt thóc và nguồn nước quý lấy từ mó nước khe núi Ông và núi Cô.

Mô hình hợp tác xã thuốc nam dân tộc Dao Hòa Bình

(HBĐT) - HTX thuốc nam dân tộc Dao Hòa Bình được thành lập tháng 11/2020 với 15 thành viên, là những người hành nghề bốc thuốc nam gia truyền ở tổ 9, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình). Qua hơn 1 năm đi vào hoạt động, với sự giúp đỡ, tạo điều kiện về thủ tục cũng như tiếp cận nguồn vốn của Hội LHPN TP Hòa Bình, các lương y có việc làm thường xuyên hơn, những bài thuốc thuốc gia truyền quý của dân tộc Dao như chữa gan, dạ dày, viêm xoang, xương khớp được người bệnh biết đến đông đảo, rộng rãi hơn.

Huyện Kim Bôi: Nỗ lực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

(HBĐT) - Khắc phục và vượt qua những rào cản, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Nỗ lực ổn định sản xuất, kinh doanh thích ứng diễn biến dịch

(HBĐT) - Diễn biến dịch Covid-19 tại huyện Lạc Sơn đang phức tạp hơn trong thời gian gần đây với việc gia tăng ca mắc trong cộng đồng. Đảng bộ, chính quyền, người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn vừa quyết liệt phòng, chống dịch (PCD), vừa tích cực phục hồi sản xuất, đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH.

Chủ động điều hành giá, bình ổn thị trường

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục