Cùng chung xu hướng với giá vàng thế giới, sáng 28/3 giá vàng trong nước tăng 150.000 đồng/lượng.
Sáng 28/3 giá vàng trong nước tăng 150.000 đồng/lượng. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Thời điểm 8 giờ 44 phút, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 68,9 - 69,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, giá vàng SJC tăng 100.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua, niêm yết ở mức 68,7 - 69,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 68,55 – 69,4 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Trên thị trường thế giới, theo số liệu của Dow Jones Market Data giá vàng tăng 1,3% tính trong cả tuần trước (từ 21- 25/3), trong bối cảnh giới giao dịch đang theo dõi các diễn biến trong căng thẳng Nga-Ukraine và đường hướng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ông Peter Cardillo, chuyên gia kinh tế thị trường của Công ty Môi giới đầu tư Spartan Capital Securities (Mỹ) dự đoán giá vàng có thể vượt mức 2.000 USD/ounce, khi lạm phát khiến giới đầu tư tìm đến vàng như một biện pháp phòng trừ rủi ro trước tình hình giá cả leo thang, trong khi tình hình căng thẳng địa chính trị cũng sẽ làm tăng nhu cầu đối với vàng như một kênh trú ẩn an toàn.
Tương tự, một báo cáo ngắn từ Công ty chuyên Giao dịch và Sản xuất sản phẩm từ kim loại quý Heraeus Precious Metals (Đức) cho hay ngay cả khi những dự đoán về việc Fed tăng lãi suất trở thành hiện thực, lạm phát vẫn sẽ cao trong khi lãi suất thực ở mức âm. Những yếu tố này sẽ duy trì một môi trường tích cực cho giá vàng trong trung hạn.
Theo Baotintuc.vn
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định số 422/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
(HBĐT) - Sau nhiều năm phấn đấu, năm 2021, lần đầu tiên thu ngân sách Nhà nước của tỉnh đã vượt mốc 5.500 tỷ đồng, khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị và cũng phản ánh sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong điều kiện thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển KT-XH và ứng phó với đại dịch Covid-19. Trong đó có nhiều khoản thu vượt dự toán do Chính phủ, HĐND tỉnh giao như thu tiền sử dụng đất và một số khoản thu từ phí, lệ phí…
(HBĐT) - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, liên tục, chỉ có điểm khởi đầu chứ không có kết thúc, nên sau khi đạt chuẩn huyện NTM, huyện Lương Sơn tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí huyện NTM theo hướng bền vững, đồng thời chỉ đạo xây dựng nhiều xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Một điểm mới của chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2025 là thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn. Đây là cơ sở pháp lý các địa phương tạo nguồn động lực mới, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Ngày 23/3, Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính (TĐTKT&ĐTCSHC) tỉnh năm 2021 tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác TĐTKT&ĐTCSHC tỉnh năm 2021. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Thời điểm này, nông dân tập trung chăm sóc cây vụ xuân. Dưới sự chỉ đạo của ngành NN&PTNT tỉnh, các cơ quan chuyên môn, người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại trên một số loại cây trồng nhằm bảo vệ sản xuất.