(HBĐT) - Trong thời gian dài dịch Covid-19 hoành hành, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh bị đứt gãy, gián đoạn do nhu cầu thị trường sụt giảm; giá nguyên vật liệu và chi phí đầu vào tăng. Từ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch dẫn đến hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, cung cấp dịch vụ ngưng trệ cục bộ; việc làm, thu nhập của người lao động gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều DN, HTX khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do không có tài sản thế chấp, khó thuê mượn đất sản xuất…


Giúp các doanh nghiệp sớm phục hồi và phát triển sản xuất, UBND tỉnh đã chỉ đạo gia hạn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Ảnh chụp tại Công ty CP tre gỗ Hải Hiền, KCN Mông Hóa ( TP Hòa Bình).

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Nguyễn Cao Sơn từng chia sẻ: Các DN hoạt động tại Hòa Bình chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ nên phải chịu tác động nặng nề trước "cơn bão” Covid-19, nhất là phải đối mặt với khó khăn về vốn đầu tư và lãi suất ngân hàng. Có thời gian dài nhiều DN không thể hoạt động, không làm ra sản phẩm nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng. Do vậy, DN mong mỏi được hỗ trợ trực tiếp bằng lãi suất vay ngân hàng để giảm gánh nặng tài chính.

Tìm hiểu thực tế cho thấy, nhiều DN, nhà đầu tư mong muốn UBND tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN, HTX, hộ kinh doanh được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh, cũng như nghiên cứu miễn, giảm, hoãn các khoản đóng góp về thuế, phí, tiền thuê đất cho các DN, HTX ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thấu hiểu và lắng nghe tiếng nói của DN, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với DN, HTX; thúc đẩy nhanh việc phục hồi và phát triển hoạt động SX-KD. Đặc biệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 31/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Đồng thời nhằm sớm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu KT-XH, các nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2022, tạo đà cho năm 2023, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND, ngày 8/3/2022 về triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Đối tượng hỗ trợ là người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; DN, HTX, hộ kinh doanh; các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế.

Các nhiệm vụ, giải pháp đã được đưa ra, trong đó, UBND tỉnh đặc biệt chú trọng việc hỗ trợ phục hồi DN, HTX, hộ kinh doanh. Cụ thể, thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí sẽ hỗ trợ các DN, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh các nhóm hàng, dịch vụ thuộc diện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP. Tiếp tục miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 theo quy định tại Nghị định số 92/2021/NĐ-CP. Tiếp tục triển khai hỗ trợ người nộp thuế như: Gia hạn nộp thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuế đất theo quy định tại Nghị định số 52/2021/NĐ-CP; giảm 30% tiền thuê đất theo quy định tại Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg và giảm 30% thuế thu nhập DN cho các DN, tổ chức được quy định tại Nghị định số 92/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho DN, HTX, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong các ngành quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP. Triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và DN; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1% trong 2 năm 2022 - 2023 nhằm chia sẻ khó khăn với DN thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Phát triển KH&CN...; tạo thuận lợi cho DN đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KHCN; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động SX-KD của DN.

Cùng với các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực đang được khẩn trương triển khai trong lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... Tỉnh Hòa Bình tin tưởng các DN, HTX được tiếp sức kịp thời, sớm khôi phục và phát triển mạnh hoạt động SX-KD. Từ đó thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9%/năm.


Thu Hiền


Các tin khác


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 14.650 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các hoạt động thuộc Chương trình bình ổn thị trường, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao; hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân.

Sôi nổi phong trào thi đua sáng tạo trong công nhân doanh nghiệp FDI

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh được thực hiện xuyên suốt, có chiều sâu. Từ phong trào xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, say mê lao động, thi đua sáng tạo, có nhiều sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, yên tâm với môi trường thu hút đầu tư của tỉnh.

Kỳ vọng tương lai thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - TP Hòa Bình trong những năm qua đã, đang từng bước nỗ lực, khẳng định được vai trò, vị thế của một đô thị trung tâm, tạo tiền đề quan trọng trong xây dựng và phát triển tỉnh là vùng kinh tế trọng điểm của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, mỗi năm thành phố được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào hạ tầng, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực nhằm xứng tầm là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là trái tim của cả tỉnh.

Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) của tỉnh trải dài và bao phủ khắp các huyện, thành phố với 145/151 xã, phường, thị trấn. Do điều kiện về địa hình, phân bố dân cư, lịch sử từ xa xưa, đồng bào chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây là những khu vực có diện tích tự nhiên rất rộng nhưng thường bị chia cắt bởi núi đá, sông, suối; cơ sở hạ tầng KT-XH còn thiếu và yếu. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Một số kết quả nổi bật phát triển KT-XH 3 tháng đầu năm 2022

(HBĐT) - 3 tháng đầu năm 2022, thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Song, Đảng bộ, chính quyền, LLVT, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phát huy tinh thần đoàn kết; đổi mới, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhằm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Qua đó, tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng trong phục hồi và phát triển KT-XH; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cụ thể:

Phát triển công nghiệp là động lực của nền kinh tế

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình nằm trong quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô, là cửa ngõ kết nối Thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc; với xu hướng phát triển là thành phố vệ tinh, thành phố thông minh của Vùng Thủ đô, giúp tỉnh mở ra cơ hội lớn để phát triển, trong đó lĩnh vực công nghiệp có nhiều lợi thế. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phải trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Tập trung phát triển CN-TTCN theo hướng hiện đại, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, hướng mạnh cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục