Ngày 16/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đã phối hợp với Bộ Công thương Việt Nam và Phòng Thương mại Alexandria của Ai Cập tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp với chủ đề "Tiềm năng hợp tác thương mại và kinh tế Việt Nam-Ai Cập".


Nhiều doanh nghiệp của Ai Cập rất quan tâm đến các mặt hàng nông sản, thủy sản, dược mỹ phẩm... của Việt Nam.
 

Diễn đàn được tổ chức tại thành phố Alexandria nhằm giúp các doanh nghiệp hai nước chia sẻ thông tin, tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác. Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Ai Cập và đại diện một số doanh nghiệp của Việt Nam.

Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Ai Cập đã có bước phát triển tốt đẹp trong những năm qua.

Đặc biệt, hai nước đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực nhân các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước trong các năm 2017 và 2018.

Theo Đại sứ, Việt Nam và Ai Cập có nhiều tiềm năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp điện, dệt may, logistics, nông nghiệp, thủy hải sản, du lịch, quản lý cảng biển, kinh tế biển, đồ gỗ nội thất, khí đốt...

Tuy nhiên, trao đổi thương mại song phương hiện vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên.

Đại sứ Nguyễn Huy Dũng cho biết, Việt Nam và Ai Cập đang tiếp tục phối hợp rà soát để triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã ký nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động giao thương và sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 1 tỷ USD.

Đại sứ khẳng định dựa trên những tiềm năng và thế mạnh của hai nước, các doanh nghiệp hai bên có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác.

Về phần mình, Chủ tịch Phòng thương mại Alexandria Ahmed El Wakil khẳng định Ai Cập và Việt Nam có quan hệ hữu nghị tốt đẹp và bền chặt, hai bên cần tăng cường hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Cũng theo ông El Wakil, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức như tác động của đại dịch Covid-19, cuộc xung đột Ukraine-Nga làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và tỷ lệ lạm phát cao, hai nước cần phối hợp nỗ lực để tháo gỡ những rào cản và đưa hợp tác kinh tế song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Đại sứ Nguyễn Huy Dũng và ông El Wakil nhất trí cho rằng hai bên cần tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp hai nước thông qua các diễn đàn doanh nghiệp, hội thảo xúc tiến thương mại-đầu tư và các hội chợ thương mại, cũng như duy trì thường xuyên kênh trao đổi thông tin doanh nghiệp giữa Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập và Phòng Thương mại Alexandria.

Cũng tại diễn đàn, các doanh nghiệp đã trao đổi về nhu cầu thị trường, đồng thời chia sẻ thông tin về ngành hàng cũng như các cơ hội tiếp cận thị trường của nhau. Nhiều doanh nghiệp của Ai Cập rất quan tâm đến các mặt hàng nông sản, thủy sản, dược mỹ phẩm... của Việt Nam.

Đại diện Bộ Công thương cũng đã giới thiệu một số ngành hàng thế mạnh của Việt Nam và tiềm năng hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, bên cạnh việc cung cấp thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam và giải đáp một số thắc mắc của các doanh nghiệp Ai Cập về chính sách thuế, hải quan, cơ chế ưu đãi của Việt Nam.

TheoNhanDan


 


 

Các tin khác


Cơn sốt bất động sản và những hệ lụy: Bài 2 - Sốt đất và những hệ lụy cận kề

(HBĐT) - Thời gian qua, trên cả nước, tâm lý lo sợ về lạm phát  đã gia cố niềm tin của không ít nhà đầu tư rằng bất động sản (BĐS) là "nơi trú ẩn” an toàn và giá trị sẽ tăng theo thời gian. Với tỉnh ta, điều này là cơ hội cho nhiều nhà đầu cơ chuyên nghiệp thi nhau thổi giá, kêu gọi người dân tỉnh ngoài đổ về Hòa Bình khiến cho thị trường BĐS tỉnh nóng lên. Tuy nhiên, đến thời điểm này, không ít nhà đầu tư chợt giật mình nhận ra nhiều khả năng chính mình đã và đang "đu đỉnh”, đồng thời, âm thầm thoát hàng bằng mọi giá.  

Phối hợp xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông 

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có hệ thống quốc lộ hơn 320 km/7 tuyến, đường tỉnh 490 km/21 tuyến, đường huyện khoảng 770 km/72 tuyến, 10 tuyến đường vùng đặc thù và hệ thống đường đô thị, nội thị, đường nông thôn… với tổng chiều dài hơn 10.740 km đường bộ. Những năm gần đây, mật độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng nhanh đã gây áp lực lớn với hạ tầng giao thông. Hiện nay, nhiều tuyến đường đã có dấu hiệu xuống cấp nhanh, mặt đường xuất hiện ổ gà, nhiều vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông chưa được kịp thời xử lý… gây khó khăn, thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) và quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (HTGTĐB).

Doanh nghiệp nước ngoài đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

(HBĐT) - "Các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài FDI chủ yếu là DN Nhật Bản, Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc, tập trung tại khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn, bờ trái sông Đà và một số địa bàn khác, cơ bản triển khai dự án nhanh, bảo đảm tiến độ đề ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh khá hiệu quả, đặc biệt là giải quyết việc làm, thay đổi tư duy người lao động, tạo ra giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước (NSNN), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững" - đồng chí Lưu Tùng Lâm, Phó phòng Quản lý doanh nghiệp, Ban Quản lý (BQL) các KCN tỉnh cho biết.  

Huyện Lương Sơn đối thoại với nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Ngày 14/6, UBND huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị đối thoại với đại diện trên 100 nhà đầu tư, doanh nghiệp, HTX, hộ SXKD trên địa bàn huyện.

Xã Bao La: Nông dân đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Bao La (Mai Châu) tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó, cấp ủy, chính quyền xã quan tâm tuyên truyền, vận động bà con phát triển mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản đặc trưng của địa phương.  

Đẩy nhanh chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn

(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 21 tỉnh được hưởng lợi từ Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình đã đem lại những hiệu quả thiết thực, tuy nhiên, tiến độ triển khai còn chậm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục