Thời gian qua, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Yên tiếp tục đạt được những kết quả khả quan. Sáu tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh tăng 5,22%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,6%. Trong đó, nổi lên là ngành kinh tế thuần biển đóng góp từ 8-10% GRDP; hình thành năm khu công nghiệp tập trung ở khu vực ven biển với tổng diện tích hơn 460ha, có hơn 80 dự án đầu tư.


Bến cá Xuân Hải, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, Phú Yên. (Ảnh: TTXVN)
 

Phục hồi nhanh sau đại dịch

Theo ông Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên, tỉnh có bờ biển dài 189km, nhiều vùng, vịnh, đảo và cụm đảo gần bờ; vùng đặc quyền kinh tế biển hơn 34.000km; sản lượng khai thác thủy sản hằng năm đạt hơn 60.000 tấn với nhiều loại thủy sản giá trị. Đây là tiềm năng, thế mạnh để Phú Yên đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch biển đảo, nuôi biển, khai thác, đánh bắt thủy sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển giao thông, cảng biển. Từ năm 2004 đến 2020, năng suất lao động tại địa phương tăng nhanh và tiếp tục ổn định sau đại dịch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Những năm gần đây, tỉnh Phú Yên tập trung nghiên cứu các mô hình kinh tế biển đã thành công trong nước để đưa ra định hướng phát triển cho khu kinh tế. Trong đó, có Khu kinh tế nam Phú Yên trải dài khoảng 50km đường bờ biển, diện tích hơn 21.000ha, hội tụ đầy đủ các yếu tố, tiềm năng, lợi thế để phát triển thành khu kinh tế trọng điểm, động lực của địa phương. Đây cũng là một trong tám khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2022 cho thấy, 27,27% doanh nghiệp có tình hình sản xuất, kinh doanh tốt lên so với quý I và dự báo đến quý III có đến 34,09% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II. Ngoài 11 doanh nghiệp phục hồi hoạt động, từ đầu năm đến nay có 267 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021) với tổng vốn hơn 2.315 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các ngành thế mạnh của địa phương như nông, lâm, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ, với 456.372 lao động có việc làm, chiếm 52,03% dân số. Đây là những con số rất ấn tượng, khẳng định sự chung tay quyết liệt của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trong phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Một trong những tín hiệu dễ nhận thấy và khả quan nhất là sau một năm địa phương ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên, khách du lịch trong và ngoài nước đến Phú Yên rất đông. Vào dịp cuối tuần của mùa hè năm nay, có thời điểm các cơ sở lưu trú không còn phòng để đón tiếp du khách. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, riêng sáu tháng đầu năm nay, có hơn 455 nghìn lượt khách được các cơ sở lưu trú phục vụ, tăng 78,3%; gần 336 nghìn lượt khách nghỉ qua đêm, tăng 73%. Trong đó, lượt khách quốc tế tăng 20%, khách trong nước tăng 73,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiến tới phát triển bền vững

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng Phú Yên cũng còn một số hạn chế như tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Các ngành công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao còn hạn chế. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế; chất lượng doanh nghiệp thành lập mới chưa cao và chưa có nhiều doanh nghiệp lớn. Đáng chú ý là sự liên kết vùng với các địa phương lân cận chưa chặt chẽ, phạm vi liên kết còn hẹp, thiếu bền vững... 

Theo Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương phê duyệt tại các quy hoạch như Quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Nam Trung Bộ ba tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận (trong đó có vùng kinh tế trọng điểm nam Phú Yên-bắc Khánh Hòa); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung đến năm 2020. Đối với địa bàn Phú Yên, Trung ương cần sớm quan tâm đầu tư hạ tầng các tuyến đường bộ cao tốc từ Phú Yên lên Tây Nguyên và hỗ trợ đầu tư các tuyến đường bộ ven biển, tạo động lực cho Phú Yên phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Trong chuyến làm việc với tỉnh Phú Yên mới đây, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chỉ ra nhiều vấn đề cần khắc phục. Đó là Phú Yên sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, là công cụ quản lý và cơ sở cho việc thu hút đầu tư và quản lý, phát triển địa phương. Mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh phải theo hướng lấy kinh tế biển làm trọng tâm; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân và bảo đảm an ninh, chủ quyền biển đảo gắn với bảo tồn đa dạng sinh học biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm mâu thuẫn lợi ích trong khai thác, sử dụng không gian biển.

"Tỉnh Phú Yên phải chú trọng liên kết vùng, phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của địa phương là một trong các cửa ngõ giao thương quốc tế, nhất là liên kết khu vực nam Phú Yên-bắc Khánh Hòa, bắc Phú Yên-nam Bình Định và Phú Yên-Tây Nguyên. Phát triển hành lang kinh tế dọc quốc lộ 25, quốc lộ 29, quốc lộ 19C, đường đông Trường Sơn với các tỉnh Tây Nguyên; kết nối với khu vực đông bắc Campuchia và nam Lào, trong đó Phú Yên là một trong các cửa mở ra Biển Đông”, đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Phú Yên tạo đà phát triển từ kinh tế biển -0
Tháp Nghinh Phong, biểu tượng mới của thành phố Tuy Hòa. (Ảnh: TRẦN QUỚI)


TheoNhanDan

Các tin khác


Hội nghị G20 thảo luận vấn đề khủng hoảng lương thực và giá hàng hóa tăng cao

Giá cả hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động lớn đến các nước đang phát triển. Với tư cách là một diễn đàn kinh tế đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới, G20 sẽ thảo luận toàn diện về các vấn đề này nhằm tìm kiếm các giải pháp kinh tế-xã hội bền vững.

Khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT)-Chỉ thị số 03, ngày 18/1/2022 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 đề ra nhiệm vụ: Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2022. Quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) ngay từ đầu năm. UBND tỉnh yêu cầu, đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn (KHV) giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% KHV giao. Tuy nhiên, đến hết tháng 6, kết quả giải ngân VĐTC của tỉnh đạt thấp so với yêu cầu.


Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 1 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.004 tỷ đồng; cho trên 25 nghìn lượt khách hàng vay vốn. Đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.040 tỷ đồng, với trên 122 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Sơ kết 3 năm phối hợp thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng, ngân hàng

(HBĐT) - Ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh phối hợp Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa 2 đơn vị nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp THADS liên quan đến tín dụng, ngân hàng (TD, NH), góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội.

Huyện Lạc Sơn: Quyết liệt các giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh

(HBĐT) - Còn nửa năm để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (CSNLCT) năm 2022, huyện Lạc Sơn đang quyết liệt triển khai các giải pháp cải thiện CSNLCT, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thúc đẩy thu hút đầu tư, góp phần tạo nguồn lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Kinh tế tập thể huyện Mai Châu phục hồi sau dịch Covid-19

(HBĐT) - Dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn huyện Mai Châu. Nhiều HTX phải ngừng sản xuất do hàng hóa tồn kho, thiếu vốn sản xuất… Một số HTX phải xin giải thể, ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các chính sách hỗ trợ về xúc tiến thương mại, tư vấn, tuyên truyền thành lập mới; chính sách tín dụng tạo đòn bẩy quan trọng để khu vực KTTT huyện Mai Châu phục hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục