(HBĐT)-Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, huyện Lạc Thủy đã, đang kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hướng tới phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.


Sản phẩm dưa lưới Ichiba của Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh tại huyện Lạc Thủy được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN& PTNT huyện cho biết: Để tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, huyện tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện dồn điền, đổi thửa, hình thành vùng sản xuất tập trung như: vùng trồng cây ăn quả có múi, vùng trồng na, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trồng chè, chăn nuôi... Bên cạnh đó, huyện triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đơn giản thủ tục hành chính theo hướng chủ động phục vụ nhà đầu tư, ưu tiên thu hút phát triển chuỗi giá trị gắn với sản phẩm lợi thế của địa phương. Giới thiệu cho các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp tham gia hội chợ trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện bố trí nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới, vốn ngân sách để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. 

Trên địa bàn huyện có nhiều dự án đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, HTX với người dân. Điển hình như Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ  cao Trường Thịnh với mô hình trồng dưa lưới, Công ty TNHH Japfacomefeed Việt Nam chăn nuôi gà thương phẩm, Công ty CP NCK  chăn nuôi gà giống, Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam chăn nuôi lợn thương phẩm, Công ty CP chăn nuôi Hòa Phát chăn nuôi lợn lái và lợn thương phẩm; HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy, HTX Minh Đức, HTX dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền, HTX trồng nấm an sinh, HTX giống cây trồng Tiến Thắng… 

Anh Nguyễn Văn Quang, cán bộ kỹ thuật Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh chia sẻ: Xuất phát từ định hướng sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng tri thức, thiết bị công nghệ và kỹ thuật mới, công ty lựa chọn Lạc Thủy để trồng giống dưa lưới Ichiba xanh của Nhật Bản. Đây là mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, lựa chọn giống tốt, canh tác tiên tiến và thân thiện với môi trường. Được thành lập năm 2019, tổng diện tích đất canh tác của công ty là 34 ha, bước đầu công ty sử dụng 1 ha với 5 nhà màng công nghệ cao, mỗi nhà màng có diện tích 2.000 m2 để trồng dứa lưới Ichiba xanh Nhật Bản theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Để sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, công ty kiểm soát nghiêm ngặt từ đầu vào như nước, giá thể, hạt giống, phân bón và các khâu trong quy trình kỹ thuật. Công nhân làm việc được đào tạo bài bản, có chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội, chất lượng sản phẩm đồng đều, sản phẩm đồng nhất với tỷ lệ quả loại 1 trên 90%. Mỗi nhà màng có 4.600 gốc dưa, thời gian sinh trưởng 75 ngày, trọng lượng quả bình quân 1,5 - 2 kg, năng suất đạt 100 -130 tấn/ ha/năm. Giá bán trên thị trường hiện đạt 75.000 đồng/kg. Trước khi thu hoạch, từng quả dưa được kiểm tra chất lượng, độ ngọt, dán tem truy xuất nguồn gốc. Dưa lưới Ichiba xanh được tiêu thụ chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, tại các cửa hàng hoa quả sạch và hệ thống siêu thị. 

 Cùng với các công ty đã có nhiều HTX đầu tư, liên kết với hộ dân phát triển nông nghiệp. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên HTX kỹ thương đồn điền Chi Nê (xã Phú Nghĩa) chia sẻ: Chúng tôi là những người con đi làm ăn xa nay trở về đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tại quê hương. Tháng 4/2021, HTX kỹ thương đồn điền Chi Nê được thành lập với 7 thành viên, chủ yếu là những người con Lạc Thủy sinh sống tại Hà Nội. HTX đầu tư xây dựng chuỗi, thực hiện liên kết, mở rộng vùng nguyên liệu và triển khai mô hình trồng dâu - nuôi tằm trên địa bàn. Hiện, HTX trồng được trên 4 ha tại xã Phú Nghĩa và Phú Thành. Các hộ tham gia được hỗ trợ kỹ thuật và giống, phân bón. HTX cam kết thu mua 100% lá dâu với giá 4.000 đồng/kg, kén tằm giá 150.000 đồng/kg.

 Các mô hình sản xuất nông nghiệp do công ty, HTX đầu tư vào huyện đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được kỳ vọng tạo nên sự đột phá, đưa nền nông nghiệp của Lạc Thủy phát triển theo đúng định hướng quy mô lớn, công nghệ cao.

Thu Thủy


Các tin khác


Chỉ số CPI tăng cao, hoạt động sản xuất - kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng

(HBĐT) - Sáu tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 dần được khống chế, mọi hoạt động của người dân trở lại bình thường, giao thông được thông thương, hoạt động sản xuất tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tình trạng nhiên liệu xăng, dầu, vật tư đầu vào tăng cao khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Nuôi dê ít rủi ro, hiệu quả kinh tế khá

(HBĐT) - Trong khi người chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do đầu ra bấp bênh, thiếu ổn định, giá bán ở nhiều thời điểm giảm sâu thì dê vẫn giữ giá, đầu ra thuận lợi. Nuôi dê đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị G20 thảo luận vấn đề khủng hoảng lương thực và giá hàng hóa tăng cao

Giá cả hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động lớn đến các nước đang phát triển. Với tư cách là một diễn đàn kinh tế đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới, G20 sẽ thảo luận toàn diện về các vấn đề này nhằm tìm kiếm các giải pháp kinh tế-xã hội bền vững.

Khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT)-Chỉ thị số 03, ngày 18/1/2022 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 đề ra nhiệm vụ: Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2022. Quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) ngay từ đầu năm. UBND tỉnh yêu cầu, đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn (KHV) giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% KHV giao. Tuy nhiên, đến hết tháng 6, kết quả giải ngân VĐTC của tỉnh đạt thấp so với yêu cầu.


Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 1 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.004 tỷ đồng; cho trên 25 nghìn lượt khách hàng vay vốn. Đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.040 tỷ đồng, với trên 122 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Sơ kết 3 năm phối hợp thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng, ngân hàng

(HBĐT) - Ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh phối hợp Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa 2 đơn vị nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp THADS liên quan đến tín dụng, ngân hàng (TD, NH), góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục