(HBĐT) - Những năm qua, Cao Phong là một trong những địa phương đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. 20 năm trước, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn ở mức cao nhưng đến nay đã giảm đáng kể. Kết quả đó ghi dấu ấn đậm nét của đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).


Hộ dân xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) sử dụng vốn chính sách phát triển chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây, đời sống của gia đình ông Bùi Văn Đềm, xóm Trang Trên, xã Hợp Phong gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình có 5 thành viên nhưng vì không có vốn sản xuất để đầu tư phát triển kinh tế nên hầu như không có thu nhập. Năm 2010, được bình xét thuộc diện hộ nghèo và kết nạp vào tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của xóm, gia đình ông Đềm được vay 20 triệu đồng từ NHCSXH. Lúc bấy giờ, đó là số vốn lớn đối với gia đình, từ nguồn vốn vay này ông Đềm mua 1 con trâu sinh sản, còn lại đầu tư vào trồng mía. Đến năm 2015, nhờ sự cần cù, chịu khó và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, gia đình ông Đềm dần có thu nhập ổn định từ trồng mía và chăn nuôi trâu sinh sản. Ông Đềm tiếp tục vay thêm 30 triệu đồng để đầu tư trồng 300 gốc bưởi, đào ao nuôi cá và chăn nuôi thêm lợn nái. Năm 2020, gia đình ông được tạo điều kiện vay vốn chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của NHCSXH. Khoản vay này ông sử dụng xây bể đựng nước ăn và xây nhà vệ sinh. Nhờ những đồng vốn đó, từ một hộ nghèo, kinh tế gia đình ông Đềm đã cải thiện, thu nhập ngày càng ổn định hơn. "Nhờ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, đời sống gia đình tôi đã ổn định, thu nhập hàng năm đạt khoảng 100 triệu đồng. Gia đình tôi đã thoát nghèo và có tích lũy để có điều kiện cho con học hành tốt hơn” - ông Đềm phấn khởi chia sẻ. 

Gia đình ông Đềm là một trong hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Cao Phong đã vượt khó vươn lên nhờ được tiếp cận, sử dụng hiệu quả đồng vốn ưu đãi từ NHCSXH. Có thể nói, trong suốt 20 năm qua, vốn chính sách đã trở thành "đòn bẩy” cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo và vượt khó vươn lên làm giàu của nhiều hộ dân. Đồng chí Đặng Hoàng Hoán, Giám đốc Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH huyện cho biết: Khi mới thành lập, PGD NHCSXH huyện nhận bàn giao 2 chương trình tín dụng, gồm cho vay hộ nghèo từ Agribank và cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước với tổng dư nợ hơn 14,6 tỷ đồng, 1.462 khách hàng vay. Sau 20 năm hoạt động, NHCSXH huyện thực hiện cho vay 13 chương trình tín dụng, tổng dư nợ đến hết tháng 6/2022 đạt trên 327 tỷ đồng (gấp trên 20 lần so với năm 2003). 

Với việc triển khai 13 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, trong 20 năm qua, đơn vị đã đáp ứng nguồn vốn lớn (trên 1.000 tỷ đồng) cho nhiều đối tượng, với nhiều mục đích sử dụng vốn khác nhau. Vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 8 nghìn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; trên 2 nghìn lao động được thu hút, tạo việc làm mới; trên 3 nghìn học sinh sinh viên được vay vốn để học tập; trên 1,5 nghìn hộ nghèo được xây mới nhà ở; trên 12,4 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây mới, sửa chữa, cải tạo và gần 12 nghìn lượt hộ thuộc vùng khó khăn được vay vốn sản xuất, kinh doanh.

Đồng chí Đặng Hoàng Hoán nhấn mạnh, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể nhưng trong thời gian tới, tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là công cụ kinh tế hữu hiệu trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cũng như thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển kinh tế, tạo việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Do đó, NHCSXH huyện tiếp tục bám sát định hướng phát triển KT-XH địa phương, tập trung huy động các nguồn vốn và triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ; nỗ lực triển khai các giải pháp để củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn. 


Viết Đào

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với Uỷ ban Dân tộc và Ngân hàng Thế giới

(HBĐT) - Chiều 27/7, UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng thế giới(WB) về công tác chuẩn bị hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh. Làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và các huyện Đà Bắc, Tân Lạc và Lạc Sơn.

Lấy “kinh tế xanh” làm nền tảng cho sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Ở xóm Thung Khe, xã Thành Sơn (Mai Châu) trước đây người dân chỉ tập trung trồng ngô, lạc. Nhưng đến nay, thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã, chi bộ xóm mạnh dạn xây dựng chương trình làm việc, lãnh đạo tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên (CBĐV), Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp nhu cầu thị trường. Từ chủ trương đó, bên cạnh cây ngô, cây lạc, từ năm 2020 trở lại đây, Thung Khe đưa thêm cây tỏi tía vào canh tác, sản xuất theo hướng hàng hóa. Nhờ vậy, cuộc sống của nhiều hộ dân từ khó khăn từng bước đi lên...

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 29,304 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm, tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Mai Châu ước thực hiện 29,304 tỷ đồng, đạt 44,11% dự toán, tăng 70,34% so cùng kỳ năm 2021. Tổng chi ngân sách cấp huyện ước thực hiện 213,065 tỷ đồng, đạt 44,77% dự toán, tăng 13,6% so cùng kỳ năm 2021. Tổng chi ngân sách cấp xã ước thực hiện 50,612 tỷ đồng, đạt 56,02% dự toán, tăng 4,04% so cùng kỳ năm 2021.

Quy hoạch xây dựng Quần thể đô thị nghỉ dưỡng ven sông đầu tiên tại Trung tâm TP Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 26/7/2018, dự án Khu đô thị mới Trung Minh được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư với mục tiêu xây dựng một khu ở sinh thái đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, văn minh, hiện đại; góp phần chỉnh trang đô thị, phát triển du lịch; tạo quỹ đất ở để đáp ứng nhu cầu về nhà ở sinh thái ven sông Đà tại thành phố Hòa Bình.

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực trong tháng 8/2022

Trong tháng 8/2022, hàng loạt chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực như: hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; thu phí không dừng hoàn toàn trên các tuyến cao tốc đường bộ; quy định mới về lãi suất rút trước hạn tiền gửi; Quy định mới về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính...

Giải “bài toán” thiếu nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu

Dệt may, thủy sản, da giày, điện tử, gỗ và các sản phẩm từ gỗ… đang là các ngành có mức độ thiếu nguyên liệu lớn phục vụ cho sản xuất tại khu vực phía nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục