(HBĐT) - Công ty TNHH SX&KD giống cây trồng Phương Huyền có địa chỉ trụ sở chính tại tổ 17, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) với ngành nghề kinh doanh chính là trồng, chế biến chè Shan tuyết, sản xuất giống cây trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ nhiều năm nay, công ty không ngừng nỗ lực, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.


Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty TNHH SX&KD giống cây trồng Phương Huyền với những sản phẩm chè nổi bật của công ty.

Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện công ty có 2 ha vườn ươm, với hệ thống cấp thoát nước, máy bơm nước dùng cho sản xuất giống cây trồng. Đồng thời, có 2 xưởng chế biến chè xanh Shan tuyết ở huyện Mai Châu và Đà Bắc. Trong sản xuất, công ty tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng, sản xuất đúng quy trình, quy phạm. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo và nâng cao, giữ được chữ tín, có chỗ đứng trên thị trường, được đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến.

Theo bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty TNHH SX&KD giống cây trồng Phương Huyền, trong những năm qua, mặc dù sản phẩm của công ty là sản phẩm nông nghiệp, phụ thuộc vào thiên nhiên, hệ số rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, công ty đã tập trung sản xuất cây giống các loại, đây là thế mạnh lớn của doanh nghiệp với vườn ươm cây giống 2 ha ở TP Hoà Bình. Theo đó, công ty đã tổ chức tuyển chọn những cây ưu tú để làm nguyên liệu nhân giống, như tổ chức điều tra bảo tồn 1.000 cây chè cổ thụ tại xã Pà Cò để lấy hom nhân giống, tuyển chọn giống quýt Nam Sơn, vườn giống keo lai... Mỗi năm, công ty cung cấp 20 - 30 vạn cây giống các loại cho các chương trình, dự án trong tỉnh, như Dự án 135, dự án trồng rừng phòng hộ, nông thôn mới…, góp phần phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh.

Trong chiến lược phát triển cây chè và chế biến chè, công ty đã liên kết với các hộ trồng chè xã Pà Cò (Mai Châu), xã Yên Hòa, Trung Thành (Đà Bắc) từ trồng đến thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm búp chè tươi. Đồng thời, xây dựng một số mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm các loại chè như: Chè xanh Shan tuyết chất lượng cao, chè giảo cổ lam, chè cà gai leo... Cùng với đó, công ty thực hiện liên kết với nông dân xã Yên Hòa, Trung Thành, Pà Cò từ giống - trồng - chăm sóc - thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mỗi năm, công ty thu mua từ 300 - 400 tấn búp chè tươi, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Để sản phẩm phát triển bền vững, công ty đã xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chè, đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy bảo hộ nhãn hiệu và cấp mã số, mã vạch cho các sản phẩm: CHÈ SHAN TUYẾT PÀ CÒ MAI CHÂU; CHÈ SHAN TUYẾT ĐÀ BẮC; CHÈ SHAN TUYẾT MAI ĐÀ; CHÈ GIẢO CỔ LAM PHƯƠNG HUYỀN và CHÈ CÀ GAI LEO PHƯƠNG HUYỀN.

Đặc biệt, riêng đối với sản phẩm chè Shan tuyết Pà Cò của công ty đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao năm 2019. Sản phẩm đã, đang được nâng cao uy tín, được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, đạt danh hiệu top 100 Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, năm 2020, công ty xây dựng nhà màng, sản xuất nông nghiệp hiện đại công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm sạch như dưa chuột, dưa lưới, hoa các loại phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Với tiềm năng đất đồi núi của tỉnh, có thể nói chăn nuôi lợn bản địa chất lượng cao đang là một nghề đầy hứa hẹn cho người dân bởi thị trường tiềm năng, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, sức cạnh tranh với thịt lợn công nghiệp cao. Chính vì vậy, công ty đã lai tạo ra dòng lợn nái có khả năng sinh sản nhiều con mỗi lứa, phàm ăn, dễ nuôi, phù hợp với phương thức nuôi bán hoang dã hoặc thả rông dưới tán rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Hiện, công ty tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, trong đó nộp bảo hiểm 12 lao động, còn lại là lao động nông nhàn với mức lương bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/người/ tháng. Ngoài ra, công ty liên kết với khoảng 200 hộ trồng chè, các hộ có doanh thu tương đối cao khi bán búp chè cho công ty và gián tiếp giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Với những kết quả đạt được trong sản xuất - kinh doanh, năm 2010, công ty vinh dự được trao giải thưởng "Vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam”, được Thủ tướng Chính phủ tặng giải bạc Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2010. Năm 2016, công ty đạt top 100 Thương hiệu vàng nông nghiệp do Tổng hội NN&PTNT Việt Nam trao tặng. Năm 2019, công ty được trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao chè Shan tuyết Pà Cò. Cùng thời gian đó, công ty vinh dự đạt giải nhất Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ VIII (2019 - 2020).

Hồng Thủy


Các tin khác


Hội Cựu chiến binh thị trấn Mãn Đức: Điểm sáng phong trào làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) luôn đoàn kết, gương mẫu và đổi mới sáng tạo; hăng hái thi đua lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều tấm gương CCB tiêu biểu phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Theo thống kê năm 2021, tỷ lệ hộ CCB khá, giàu chiếm gần 60%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,24%.

Để hợp tác xã nông nghiệp trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn Bài 3: Giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong bối cảnh mới

Để tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) trong nền kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần tập trung vào nhiều giải pháp như xây dựng cơ chế, chính sách đất đai, nguồn vốn, con người… là những việc cấp bách và cần được triển khai đồng bộ, nhất quán từ Trung ương đến địa phương.

Góp phần triển khai dự án khu đô thị mới Trung Minh A đúng tiến độ

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A do liên danh Công ty CP Tập đoàn đầu tư tài chính và Công ty CP thương mại Ngôi nhà mới, Công ty TNHH KĐTM Trung Minh làm chủ đầu tư, với tổng diện tích đất thu hồi 83,54 ha. Dự án đã được tỉnh đề xuất bổ sung vào danh mục dự án trọng điểm báo cáo BTV Tỉnh ủy lãnh đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Cuối tháng 7 vừa qua, UBND TP Hòa Bình đã tổ chức hội nghị đối thoại về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) với các khu dân cư, hộ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án. Từ đó đã có những trao đổi thẳng thắn giữa người dân với chính quyền và chủ đầu tư dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm của TP Hòa Bình.

Góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Những năm qua, các cơ quan báo chí đã tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó, định hình chiến lược, truyền thông kế hoạch, đề án phát triển của ngành nông nghiệp đến người dân; góp phần thay đổi tư duy nhà nông, chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Huyện Mai Châu phát huy hiệu quả tín dụng ưu đãi

(HBĐT) - Trong 20 năm qua (2002 - 2022), đã có trên 40 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách của huyện Mai Châu được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Vốn chính sách đã giúp hàng nghìn hộ thoát nghèo, là động lực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng Sao Vàng phát triển hạ tầng, nâng tầm bộ mặt đô thị thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập, Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng (ĐTPT&XD) Sao Vàng đã thể hiện được vai trò là một trong những doanh nghiệp tiên phong, góp phần đáng kể vào sự phát triển bộ mặt đô thị. Đồng thời tham gia tích cực vào các lĩnh vực: xây dựng kỹ thuật hạ tầng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng… tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục