Chiều 17/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái họp với Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành về việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.



Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái họp với Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành về việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%. (Ảnh: VGP)

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (tổng gói hỗ trợ khoảng 40.000 tỷ đồng). Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 30/2022/TT-NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31.

Để thông tin rộng rãi về chính sách hỗ trợ lãi suất, ngày 27/5/2022, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị toàn ngành để phổ biến và giải đáp các vướng mắc liên quan đến chính sách, qua đó thống nhất cách hiểu, đảm bảo chính sách đượng triển khai đồng bộ, đồng thuận trong toàn quốc. Hiện nay, các ngân hàng thương mại đã đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước cho cả chương trình và chi tiết từng năm 2022, 2023.

Ngân hàng Nhà nước đã tổng hợp và có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 (khoảng 16.035 tỷ đồng) và tổng hợp, bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 (khoảng 23.965 tỷ đồng). Đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 cho từng ngân hàng thương mại để nhanh chóng triển khai chương trình.

Về kết quả triển khai, theo báo cáo nhanh từ các ngân hàng thương mại, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất đạt gần 4.100 tỷ đồng đối với gần 550 khách hàng, số tiền lãi đã hỗ trợ cho khách hàng đạt khoảng 1,02 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt 3.966 tỷ đồng. Hiện các ngân hàng đã và đang rà soát danh mục khách hàng đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất và đang đẩy mạnh công tác hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục hỗ trợ lãi suất.

Theo Ngân hàng Nhà nước, sau gần 3 tháng triển khai, kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại vẫn còn hạn chế. Qua ghi nhận sơ bộ từ báo cáo của các ngân hàng thương mại, nổi lên một số nguyên nhân, khó khăn dẫn tới chính sách chậm triển khai là: Khó khăn trong xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất; khó khăn xuất phát từ phía khách hàng vay (thí dụ, nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhưng không đăng ký hộ kinh doanh nên không thuộc diện được hỗ trợ,…); và nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại.

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo và ý kiến phát biểu của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, sau 3 tháng triển khai gói hỗ trợ lãi suất, dù Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã rất cố gắng nhưng kết quả đạt được rất thấp, với tiến độ này thì việc giải ngân là rất khó khăn.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành tiến hành rà soát lại các quy định liên quan đến ngành nghề, đối tượng được hưởng, các điều kiện vay vốn,… "xem có vênh gì không? Có khắt khe hơn các quy định chung không?" để kịp thời điều chỉnh hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Nhấn mạnh tinh thần là phải nhìn thẳng vào thực tiễn để linh hoạt giải quyết bài toán đặt ra từ thực tiễn, triển khai giải ngân càng sớm càng tốt để hỗ trợ doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải chủ động nắm bắt tình hình từ cơ sở, nếu phát hiện các khó khăn, vướng mắc thì kịp thời có các giải pháp khắc phục theo thẩm quyền, hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước, ngay tuần sau phải tổ chức Hội nghị để tiếp thu ý kiến phản ánh của các ngân hàng thương mại, các bộ ngành liên quan (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp) phối hợp cử cán bộ tham dự để hướng dẫn, giải thích cho các tổ chức tín dụng.

Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước sớm thành lập một số Đoàn công tác (có sự tham gia của các bộ ngành liên quan) để tiến hành khảo sát tình hình triển khai thực hiện của các ngân hàng thương mại, nắm bắt các vấn đề đặt ra trong thực tiễn để kịp thời có các biện pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc của cơ sở.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh kịp thời, hiệu quả, theo đúng quy định.

TheoNhanDan



Các tin khác


Huyện Lạc Thủy tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, huyện Lạc Thuỷ đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Trước chặng đường mới, được đánh dấu từ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Lạc Thuỷ tiếp tục có những định hướng mang tính đột phá, trong đó, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng (KCHT) tiếp tục được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá được xem là "đòn bẩy”, đưa Lạc Thuỷ phát triển nhanh và bền vững.

Hội Cựu chiến binh thị trấn Mãn Đức: Điểm sáng phong trào làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) luôn đoàn kết, gương mẫu và đổi mới sáng tạo; hăng hái thi đua lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều tấm gương CCB tiêu biểu phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Theo thống kê năm 2021, tỷ lệ hộ CCB khá, giàu chiếm gần 60%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,24%.

Để hợp tác xã nông nghiệp trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn Bài 3: Giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong bối cảnh mới

Để tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) trong nền kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần tập trung vào nhiều giải pháp như xây dựng cơ chế, chính sách đất đai, nguồn vốn, con người… là những việc cấp bách và cần được triển khai đồng bộ, nhất quán từ Trung ương đến địa phương.

Góp phần triển khai dự án khu đô thị mới Trung Minh A đúng tiến độ

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A do liên danh Công ty CP Tập đoàn đầu tư tài chính và Công ty CP thương mại Ngôi nhà mới, Công ty TNHH KĐTM Trung Minh làm chủ đầu tư, với tổng diện tích đất thu hồi 83,54 ha. Dự án đã được tỉnh đề xuất bổ sung vào danh mục dự án trọng điểm báo cáo BTV Tỉnh ủy lãnh đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Cuối tháng 7 vừa qua, UBND TP Hòa Bình đã tổ chức hội nghị đối thoại về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) với các khu dân cư, hộ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án. Từ đó đã có những trao đổi thẳng thắn giữa người dân với chính quyền và chủ đầu tư dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm của TP Hòa Bình.

Góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Những năm qua, các cơ quan báo chí đã tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó, định hình chiến lược, truyền thông kế hoạch, đề án phát triển của ngành nông nghiệp đến người dân; góp phần thay đổi tư duy nhà nông, chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Huyện Mai Châu phát huy hiệu quả tín dụng ưu đãi

(HBĐT) - Trong 20 năm qua (2002 - 2022), đã có trên 40 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách của huyện Mai Châu được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Vốn chính sách đã giúp hàng nghìn hộ thoát nghèo, là động lực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục