(HBĐT) - Liên tục trong hơn 10 năm qua, dù có thời điểm khó khăn về đầu ra, nguồn vốn đầu tư nhưng gia đình anh Đinh Văn Khánh ở xóm Ké; Xa Văn Mong ở xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc) cùng hàng chục hộ trong xã vẫn kiên trì với nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà. Bởi, chính nghề nuôi cá lồng đã giúp các hộ vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên làm giàu...


Từ việc mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng, nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn ở xóm Săng Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nghị quyết của lòng dân

Ngày 19/10/2009, Huyện ủy Đà Bắc ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU về phát triển ngành thủy sản vùng lòng hồ sông Đà, mục tiêu đưa ngành thủy sản vùng lòng hồ, đặc biệt là phát triển ngành nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương vùng lòng hồ. Theo đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện, nghị quyết ra đời đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi của người dân. Đồng chí Nguyễn Đăng Giáp, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương cho biết, ngay sau khi Huyện ủy ban hành nghị quyết mang tính "mở đường” này, không chỉ xã Hiền Lương mà tất cả các xã vùng lòng hồ của huyện đều cụ thể hóa bằng các nghị quyết chuyên đề, xây dựng chương trình hành động cụ thể đưa cá lồng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Như ở Hiền Lương, đến nay sau hơn 10 năm thực hiện nghị quyết, toàn xã đã phát triển, duy trì 395 lồng cá, sản lượng trên 20 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở các xóm Mơ, Doi, Dưng, Ké. Nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư nuôi cá lồng, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cũng như Hiền Lương, những năm qua, thực hiện nghị quyết của Huyện ủy, xã Tiền Phong đã phát huy tiềm năng, lợi thế, tận dụng mặt nước lòng hồ để phát triển nghề nuôi cá lồng, coi đây là một hướng phát triển kinh tế mũi nhọn. Nhiều hộ có cách làm mới, sáng tạo khi kết hợp làm du lịch cộng đồng với dịch vụ thăm quan, trải nghiệm và tiêu thụ sản phẩm cá lồng. Nhờ đó góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, mở rộng kênh tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Còn nhiều khó khăn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế vùng hồ

Với diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Hòa Bình khoảng 5.979,7 ha, điều kiện khí hậu, sinh thái và hệ thủy văn thuận lợi. Toàn huyện có 10 xã giáp với vùng hồ, gồm: Nánh Nghê, Mường Chiềng, Đồng Chum, Đồng Ruộng, Yên Hòa, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Cao Sơn, Toàn Sơn. Quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm, kiểm tra sát sao, đôn đốc thực hiện và nhất là luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân. Theo đồng chí Hoàng Văn Đảm, Phó Bí thư TT Huyện ủy, ngay sau khi ban hành, Nghị quyết số 08-NQ/HU đã được các cấp, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Từ đó tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo động lực cho người dân các xã vùng hồ mạnh dạn đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển nghề nuôi cá lồng.

Từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ đã hình thành các HTX, tổ hợp tác nuôi cá lồng. Như ở Hiền Lương, HTX sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy sản xóm Doi duy trì từ 18 - 20 lồng cá, thu nhập bình quân trên 350 triệu đồng/năm, tổ hợp tác xóm Ké duy trì từ 6 - 8 lồng, mang lại nguồn thu 150 triệu đồng/năm. Ngoài ra, nhiều hộ ở các xã: Vầy Nưa, Tiền Phong, Đồng Ruộng mạnh dạn đầu tư nuôi từ 4 - 6 lồng cá, mang lại nguồn thu trên dưới 100 triệu đồng/năm. Theo thống kê, tính đến năm 2022, toàn huyện có 1.066 lồng cá của 522 hộ dân; sản lượng hàng năm đạt trên 1.000 tấn, mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU, theo đánh giá của huyện Đà Bắc, kết quả thu được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, còn một số tồn tại, yếu kém cần tiếp tục khắc phục. Theo đồng chí Hoàng Văn Đảm, đó là đầu ra, khâu tiêu thụ sản phẩm. Hiện, cá lồng lòng hồ vẫn chưa trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị lớn là bởi đầu ra, khâu liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, tự túc. Thêm nữa tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cá giống, thức ăn để đầu tư nuôi một số loại cá đặc sản tăng cao, ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, mở rộng quy mô nuôi cá lồng của huyện. Giải quyết vấn đề này, thời gian tới huyện chủ động tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối sản phẩm cá lồng của địa phương đến các nhà phân phối lớn; tiếp tục xây dựng các hình thức liên kết, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi một cách bền vững... "Chỉ có đảm bảo đầu ra ổn định gắn với phát triển nuôi trồng mới có thể tính đến các yếu tố mở rộng quy mô sản xuất, khai thác triệt để, hiệu quả tiềm năng, lợi thế mặt nước lòng hồ. Đó cũng là mục tiêu huyện đang hướng tới. Trong đó, Nghị quyết số 08/NQ-HU tiếp tục là "kim chỉ nam”, định hướng quan trọng cho việc phát triển ngành thủy sản vùng lòng hồ sông Đà của huyện trong giai đoạn tới” - đồng chí Hoàng Văn Đảm nhấn mạnh.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục