(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ doanh nhân tỉnh không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng, lũy kế đến ngày 31/12/2021, toàn tỉnh có 3.860 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 55.139 tỷ đồng; gần 850 chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn; trong đó có 2.990 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm khoảng 77,5%), 870 doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngừng, chờ giải thể.
Công ty TNHH SX&KD giống cây trồng Phương Huyền (TP Hòa Bình) được hỗ trợ, tạo điều kiện đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, chế biến chè và vùng nguyên liệu tại xã Yên Hòa (Đà Bắc).
Sau khi nghị quyết được ban hành, BTV Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt, đồng thời chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể triển khai thực hiện nghị quyết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân bằng nhiều hình thức. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong phát triển KT-XH, hội nhập quốc tế được nâng lên. Công tác chỉ đạo, tham mưu bổ sung, sửa đổi, ban hành các văn bản giảm bớt thủ tục hành chính, xây dựng hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nhân phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức họp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân hàng năm để thông báo tình hình KT-XH của địa phương, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh tăng cường hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh dựa trên các quy hoạch, định hướng phát triển KT-XH của tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế. Xây dựng, triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp. Tỉnh đã tổ chức thành công các hội nghị: Hội nghị tiếp xúc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp đang thực hiện đầu tư dự án tại tỉnh và các nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư vào tỉnh năm 2016; hội nghị doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỉnh năm 2016; hội nghị tiếp xúc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp đang thực hiện đầu tư dự án tại tỉnh năm 2018; hội thảo xúc tiến đầu tư tại thành phố Sydney, Australia năm 2019. Tại các hội nghị là dịp để các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước gặp gỡ, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm, thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết đầu tư kinh doanh tại Hòa Bình; đồng thời, tỉnh tăng cường thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài để kết nối, liên kết đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Singapore...
Tổ chức các hội nghị đối thoại giữa chính quyền tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức gặp gỡ với các doanh nghiệp FDI. Hàng năm, số lượng các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp từ 2 cuộc trở lên. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành trực tiếp trả lời và giải quyết bằng văn bản khoảng trên 400 lượt kiến nghị của doanh nghiệp.
Tỉnh tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà, không cần thiết công bố công khai đế các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện và giám sát; công bố danh mục các dự án kêu gọi thu hút đầu tư, quảng bá tiềm năng, lợi thế của các ngành, lĩnh vực, vùng, sản phẩm đến các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Năm 2021 đã thực hiện cắt giảm 30% thời gian đối thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, lĩnh vực đầu tư tạo điều kiện giảm chi phí tối đa cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, hoạt động kinh doanh đa dạng lĩnh vực, ngành nghề, vốn ít, sử dụng lao động không nhiều, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 96%. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế về sự am hiểu pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế, kinh nghiệm quản lý trong kinh doanh, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường; chưa hiểu biết nhiều về môi trường pháp lý như lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện về sở hữu trí tuệ, quản lý thuế...
Để doanh nghiệp tiếp tục phát triển, phát huy vai trò của doanh nhân đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội, tỉnh đề ra những giải pháp: Hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp, doanh nhân; huy động các nguồn lực để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp, doanh nhân; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệp, nhằm phát triển tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp, làm nòng cốt tổ chức, triển khai các chương trình, dự án đạt hiệu quả...
V.H
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh NHCSXH, đến hết tháng 7/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.048 tỷ đồng, với gần 12,6 nghìn khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay 7 tháng năm 2022 đạt trên 1.056 tỷ đồng, cho trên 26 nghìn lượt khách hàng được vay vốn.
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 26/2022/QĐ-UBND, ngày 23/8/2022 về Quy định mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (BV, PTĐTL) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, UBND tỉnh quyết định:
Thủ tướng yêu cầu không điều hành chính sách "giật cục", không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng" sang kiểm soát chặt chẽ, hoặc ngược lại”.
(HBĐT) - Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) đã phối hợp với Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố triển khai hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVQLNTD. Từ đầu năm đến nay đã tổ chức tư vấn và tuyên truyền pháp luật trực tiếp tại 9 phiên chợ, gồm chợ Thầy (TP Hòa Bình), chợ Nong Luông (Mai Châu), chợ Tân Pheo (Đà Bắc), chợ Ốc (Lạc Sơn), chợ Lũng Vân (Tân Lạc), chợ Dũng Phong (Cao Phong), chợ Bãi Chạo (Kim Bôi), chợ Quán Trắng (Lương Sơn) và chợ Chùa Hang (Yên Thủy). Chương trình hoạt động thường được tổ chức vào các buổi chợ phiên nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến nhiều nhóm đối tượng, tập trung nhóm tiểu thương, hộ kinh doanh và người dân địa phương.
Đại dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của nhiều người dân lao động. Áp lực nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng theo đó cũng dần hiện rõ trong thời gian gần đây. Nhiều công ty mẹ đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận trong nửa đầu năm nay.
(HBĐT)-Ngày 29/8, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Phát triển KTTT tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức KTTT trên địa bàn huyện Tân Lạc.