(HBĐT) - Theo Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh, trong thời gian qua, cộng đồng DN, các nhà đầu tư (NĐT) trên địa bàn tỉnh đánh giá rất cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, NĐT yên tâm hoạt động sản xuất - kinh doanh; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là triển khai các giải pháp hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.


Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả một cửa UBND TP Hòa Bình tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tới giao dịch.

Bên cạnh đó, tỉnh luôn chú trọng cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thông qua việc công bố hàng nghìn dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Năm qua đã thực hiện cắt giảm 30% thời gian giải quyết TTHC so với quy định của pháp luật đối với 697 TTHC tại cấp tỉnh; 133 TTHC tại cấp huyện và 42 TTHC tại cấp xã. Tỷ lệ hồ sơ TTHC giải quyết đúng hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 98,14%; UBND cấp huyện đạt 98,9%; UBND cấp xã đạt 99,74%. Thực hiện cơ chế giải quyết TTHC "4 tại chỗ" (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả) năm 2021 đã có 3.706 hồ sơ TTHC phát sinh được tiếp nhận, giải quyết "4 tại chỗ” thuộc nhóm lĩnh vực đăng ký kinh doanh, chứng thực, thi đua khen thưởng... Những việc làm thiết thực này đã cơ bản tạo thuận lợi, thúc đẩy hoạt động của DN, NĐT.

Tuy vậy, tại một số cuộc họp của UBND tỉnh bàn thảo về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Nguyễn Cao Sơn bày tỏ: Việc cải cách TTHC, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN, NĐT được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm và triển khai mạnh mẽ. Song việc thực hiện tại một số cơ quan quản lý Nhà nước ở các cấp, ngành còn hạn chế, chưa quyết liệt, dẫn đến việc giải quyết những vướng mắc, khó khăn còn chậm, chưa thỏa mãn được nguyện vọng của các NĐT, DN. Đặc biệt, còn một phận không nhỏ cán bộ, chuyên viên các sở, ban, ngành, huyện, thành phố trình độ, năng lực chưa đáp ứng, theo kịp sự phát triển; nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, còn gây phiền hà, khó khăn cho DN. Còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức không hướng dẫn đầy đủ thủ tục, trình tự, cơ chế, chính sách; thái độ làm việc chưa thân thiện, thiếu cởi mở làm cho DN, người dân ức chế, bức xúc. 

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Tuy nhiên, các DN, NĐT tiếp cận được tài liệu, văn bản của tỉnh trên môi trường mạng còn khó khăn và cần phải có mối quan hệ mới có được tài liệu của tỉnh. Công tác thanh tra được thực hiện tương đối tốt, nhưng công tác kiểm tra còn nhiều bất cập. DN phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra/năm. Chi phí không chính thức còn diễn ra phổ biến. DN phải chi trả chi phí không chính thức để giải quyết TTHC, thanh tra, kiểm tra, đất đai...

Ngoài ra, về giải quyết TTHC, thủ tục đầu tư, nhiều DN cho biết, quy trình xin ý kiến các thành viên UBND tỉnh mất nhiều thời gian. Hiện nay có tình trạng một số cơ quan được xin ý kiến trả lời văn bản đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan chủ trì. Còn cơ quan chủ trì thì tham mưu, báo cáo chung chung, sợ trách nhiệm. Công tác phối hợp xử lý công việc giữa các sở, ngành, cơ quan nhiều khi còn bất cập.

Từ những tồn tại, vướng mắc trong thực tế, thời gian tới, để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cũng như xây dựng niềm tin với cộng đồng DN, NĐT đến với tỉnh, Hiệp hội DN đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC; tăng cường các buổi đối thoại theo chuyên đề giữa cơ quan quản lý Nhà nước với DN để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi; đồng thời tiếp tục tổ chức chương trình "Cà phê doanh nhân” thường kỳ, giúp DN có diễn đàn trao đổi, đề đạt, bày tỏ nguyện vọng đối với tỉnh và các sở, ngành chức năng.

Đặc biệt, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho rằng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cần có chế tài xử lý nghiêm, luân chuyển công tác đối với những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, DN. Xử lý kỷ luật, khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh”, đùn đẩy trách nhiệm, các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, cố tình kéo dài thời gian giải quyết các TTHC... 

Bên cạnh đó, DN, NĐT mong muốn UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư; có biện pháp kiểm soát các khu vực đã được quy hoạch, khu vực đang được NĐT nghiên cứu, khảo sát và triển khai dự án (không cho mua, bán, chuyển nhượng, xây dựng...). Các cơ quan, đơn vị thường xuyên công khai thông tin, văn bản, tài liệu liên quan được ban hành lên Cổng thông tin điện tử, website để các DN, NĐT khai thác. Thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra 1 lần/năm; xử lý các cơ quan, cá nhân thực hiện kiểm tra khi chưa báo cáo, chưa có kế hoạch kiểm tra hàng năm. Cùng với đó quy định rõ hơn quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và cơ quan liên quan; cơ quan được giao chủ trì phải chịu trách nhiệm và đảm bảo thời gian báo cáo, trả lời văn bản đúng quy định... 

Bình Giang


Các tin khác


Thủ tướng: Không siết tín dụng bất động sản bất hợp lý

Thủ tướng yêu cầu không điều hành chính sách "giật cục", không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng" sang kiểm soát chặt chẽ, hoặc ngược lại”.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người tiêu dùng

(HBĐT) - Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) đã phối hợp với Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố triển khai hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVQLNTD. Từ đầu năm đến nay đã tổ chức tư vấn và tuyên truyền pháp luật trực tiếp tại 9 phiên chợ, gồm chợ Thầy (TP Hòa Bình), chợ Nong Luông (Mai Châu), chợ Tân Pheo (Đà Bắc), chợ Ốc (Lạc Sơn), chợ Lũng Vân (Tân Lạc), chợ Dũng Phong (Cao Phong), chợ Bãi Chạo (Kim Bôi), chợ Quán Trắng (Lương Sơn) và chợ Chùa Hang (Yên Thủy). Chương trình hoạt động thường được tổ chức vào các buổi chợ phiên nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến nhiều nhóm đối tượng, tập trung nhóm tiểu thương, hộ kinh doanh và người dân địa phương.

Nợ xấu của nhiều công ty tài chính tiêu dùng tăng vọt

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của nhiều người dân lao động. Áp lực nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng theo đó cũng dần hiện rõ trong thời gian gần đây. Nhiều công ty mẹ đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận trong nửa đầu năm nay.

Kiểm tra tình hình phát triển Kinh tế tập thể tại huyện Tân Lạc

(HBĐT)-Ngày 29/8, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Phát triển KTTT tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức KTTT trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Quy định mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 23/8, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 26/2022/QĐ-UBND Quy định mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (BV, PTĐTL)trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, UBND tỉnh quyết định:

Xã Phú Thành phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) quan tâm đầu tư trong nhiều năm qua. Từ đó, góp phần từng bước mở rộng liên kết giao thông giữa các vùng, phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục