(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh được triển khai đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp các hộ vươn lên phát triển kinh tế. Có được kết quả đó là đóng góp không nhỏ của đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Họ chính là "cánh tay nối dài” luôn sát cánh cùng hộ vay trong quá trình sử dụng vốn. Nhờ các tổ trưởng tổ TK&VV mà việc cho vay, thu nợ, giám sát sử dụng vốn được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng chương trình cho vay tín dụng chính sách.

Bà Bùi Thị Đào, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Tân Thành, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) thường xuyên nắm bắt tình hình sử dụng vốn của hộ vay.

16 năm làm tổ trưởng tổ TK&VV, bà Bùi Thị Đào, thôn Tân Thành, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) luôn thực hiện tốt vai trò là cầu nối của NHCSXH với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bà Đào luôn sâu sát, nắm bắt kịp thời hoàn cảnh, nhu cầu của người dân trong thôn, thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Bà cũng tích cực tham gia các buổi tập huấn, giao ban của NHCSXH; tổ chức bình xét cho vay công khai, dân chủ, đúng đối tượng thụ hưởng. 100% tổ viên đều được ban quản lý tổ phổ biến quy ước hoạt động của tổ và các quy định của NHCSXH về vay vốn, sử dụng vốn, trả lãi, gửi tiết kiệm và trả nợ định kỳ. Đồng thời, bà thường xuyên tuyên truyền chính sách tín dụng mới, thủ tục vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trong nhiều năm liên tục tổ không có nợ quá hạn, không có hộ sử dụng vốn sai mục đích, 100% tổ viên chấp hành tốt việc nộp lãi và gửi tiền tiết kiệm hàng tháng. Đến thời điểm hiện tại, tổ có 59 tổ viên vay vốn, tổng dư nợ trên 4 tỷ đồng, trung bình 1 tổ viên dư nợ gần 70 triệu đồng. Các chương trình cho vay gồm: hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, nước sạch và vệ sinh môi trường. Số dư tiền gửi tiết kiệm của tổ viên là 119 triệu đồng, tổ không có nợ quá hạn, lãi tồn; hàng tháng tổ đều được NHCSXH xếp loại tốt. 

Bà Bùi Thị Đào phấn khởi cho biết: Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trong thôn được vay vốn để phát triển kinh tế, xây nhà ở, nhiều công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng, vay vốn cho con em đi học các trường đại học, cao đẳng… Đặc biệt, từ khi có chính sách vay nâng mức đối với hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng đã tiếp thêm động lực để các hộ có điều kiện sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn hơn, từ đó mở rộng cơ hội thoát nghèo và làm giàu. Nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã giúp thay đổi đáng kể cuộc sống của bà con. Thôn Tân Thành trở thành một trong những thôn có điều kiện kinh tế đứng đầu của xã, góp phần tạo nên diện mạo nông thôn mới cho xã.

Mặc dù đã 62 tuổi, song ông Bùi Văn Hạnh, xóm Khặng Vát, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) vẫn miệt mài với vai trò là tổ trưởng tổ TK&VV. Ông luôn bám sát các chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng khác để kịp thời tuyên truyền đến tổ viên. Chủ động đôn đốc các hộ vay đến hạn trả gốc tất toán trước thời gian   đến hạn khoảng 1 - 2 tháng, tránh tình trạng các hộ vay chủ quan không chuẩn bị tiền để trả gốc, dẫn đến nguy cơ chuyển nợ quá hạn. Thường xuyên phối hợp với các cấp Hội nhận ủy thác kiểm tra việc sử dụng vốn vay của tổ viên, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích… Từ cách làm trên, 20 năm với vai trò là tổ trưởng tổ TK&VV, tổ của ông Bùi Văn Hạnh không có trường hợp nợ quá hạn. Hiện, tổ có 35 tổ viên, tổng dư nợ 827,2 triệu đồng. 

Ngoài tổ của bà Đào, ông Hạnh, theo đánh giá của NHCSXH tỉnh, hầu hết các tổ TK&VV ở các thôn, xóm đều hoạt động hiệu quả. Hiện, toàn tỉnh có 2.568 tổ TK&VV, bình quân 38 tổ viên/tổ; dư nợ bình quân 1.570 triệu đồng/tổ. Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV, NHCSXH thường xuyên phối hợp các tổ chức Hội nhận ủy thác tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ Ban quản lý tổ TK&VV, tham gia họp tổ, kiểm tra, củng cố, kiện toàn tổ TK&VV hoạt động yếu kém, chấm điểm đánh giá xếp loại tổ theo từng tháng.

Theo đánh giá của NHCSXH tỉnh, trong 20 năm qua, tổ TK&VV là mắt xích quan trọng nhất trong kênh dẫn vốn của NHCSXH, là cầu nối giữa người vay và ngân hàng, phát huy tốt vai trò trợ giúp hộ vay làm các thủ tục vay vốn, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện cơ chế dân chủ, công khai trong bình xét vay vốn, truyền tải các chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi tới người nghèo và các đối tượng chính sách, đôn đốc hộ vay trả nợ, lãi đúng kỳ hạn. Đến nay, chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV khá đồng đều, số tổ không có nợ quá hạn chiếm 95,7%; tổ xếp loại tốt, khá chiếm trên 99,2%.

Thu Thủy

Các tin khác


Mở hướng phát triển kinh tế ở vùng cao Trung Thành

(HBĐT) - Bao đời nay người dân xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc) sống bằng nông nghiệp với nghề trồng lúa, ngô, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong mấy năm gần đây, cây ngô ngày càng "thất thế” bởi giá thành thấp, chi phí đầu tư phân bón, nhân công tăng, giao thông cách trở, thời tiết khắc nghiệt, năng suất thấp. Diện tích cây chè không tăng nhiều bởi nguồn tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương. Phần lớn diện tích đất của xã là rừng phòng hộ nên việc phát triển trồng rừng và chăn nuôi hạn chế.

DHome Yên Thủy: Dự án hình thành bộ mặt đô thị mới tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân huyện Yên Thủy và các vùng lân cận, tăng hiệu quả sử dụng đất, hình thành bộ mặt đô thị mới, dự án DHome Yên Thủy mang đến cơ hội an cư, đầu tư ngay trung tâm thị trấn Hàng Trạm, Hòa Bình.   

Đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (TTTĐKDTM). Điều này không chỉ giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, minh bạch hóa các giao dịch mà còn đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện.

Giúp đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc thoát nghèo

(HBĐT) - Hiện nay, Đà Bắc còn là huyện nghèo duy nhất của tỉnh, có 17/17 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Huyện có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm khoảng 90% dân số, trong đó, dân tộc Tày chiếm gần 42%, dân tộc Mường trên 33% và các dân tộc khác.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA

(HBĐT) - UBND tỉnh có Công văn số 1466/UBND-KTN, ngày 23/8/2022 về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA.

Huyện Lạc Thuỷ thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp

(HBĐT)- Được xác định là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ tăng cường hỗ trợ chủ đầu tư các cụm công nghiệp (CCN) và nhà đầu tư thứ cấp trong giải phóng mặt bằng (GPMB), thủ tục hành chính... Nhờ đó, việc triển khai các CCN trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Hiện, các CCN đẩy mạnh công tác GPMB, thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng nhà máy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục