(HBĐT) - Chiều 20/9, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với UBND TP Hòa Bình về công tác quản lý tài nguyên và môi trường (TN&MT). Tham dự buổi làm việc có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.



Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc.

Thời gian qua, UBND TP Hòa Bình bám sát chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực TN&MT, phát huy tối đa các nguồn lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao năm 2022. Theo đó, công tác quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) hàng năm được quan tâm triển khai thực hiện. Việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện trên cơ sở phù hợp Quy hoạch kế hoạch SDĐ. Việc chuyển mục đích SDĐ của người SDĐ được quản lý chặt chẽ nên công tác này đảm bảo đúng quy định... Công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB được các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và có những chuyển biến tích cực. Hiện, UBND thành phố đang triển khai công tác GPMB đối với 105 dự án; đã hoàn thành GPMB 18 dự án. 9 tháng qua, thành phố phê duyệt thu hồi gần 200 ha đất các loại và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ với tổng số tiền trên 475,7 tỷ đồng đối với 52 dự án, công trình; tổng số kinh phí chi trả trên 238,8 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, TP Hòa Bình đã tăng cường công tác bảo vệ môi trường; tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước; việc thanh tra, kiểm tra, giải  quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực TN&MT...

Tuy nhiên, UBND TP Hòa Bình đánh giá: Việc đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận QSDĐ đôi khi chưa đảm bảo thời gian, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Có những trường hợp đơn thư khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai. Công tác GPMB gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân không đồng thuận trong việc bồi thường, hỗ trợ, không hợp tác trong kiểm kê, kiểm đếm. Việc bố trí quỹ đất tái định cư hạn chế trong khi số hộ có nhu cầu trong thời gian tới là rất lớn. Công tác xử lý rác thải sinh hoạt gặp rất nhiều trở ngại, gây bức xúc trong Nhân dân...

Từ thực trạng công tác quản lý TN&MT trên địa bàn, tại buổi làm việc, UBND TP Hòa Bình đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai để thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng các thông tin về đất đai, tạo điều kiện để quản lý đất đai công khai, minh bạch và thuận lợi trong thực hiện cải cách TTHC. Giao UBND thành phố quản lý quỹ đất 20% nhà ở xã hội tại các đồ án quy hoạch phục vụ công tác bố trí tái định cư; đấu giá đất, tạo động lực xây dựng TP Hòa Bình lên đô thị loại II vào năm 2025. Chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với UBND thành phố tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư Công ty CP năng lượng môi trường Bắc Việt đẩy nhanh tiến độ khắc phục lò đốt số 1 để sớm đưa rác vào xử lý như đã cam kết...

Từ những đề xuất, kiến nghị của UBND TP Hòa Bình, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo các sở, ngành chức năng phân tích, làm rõ và tham mưu UBND tỉnh giải pháp thực hiện hiệu quả.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh ghi nhận công tác quản lý TN&MT của TP Hòa Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, phục vụ sự phát triển. Tuy vậy, đồng chí cũng nghiêm khắc chỉ rõ: Trên địa bàn thành phố, công tác quản lý đất đai còn nhiều hạn chế; việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ còn chậm. Vấn đề xử lý môi trường gặp nhiều vướng mắc. Do vậy, UBND thành phố và các phòng, ban cần thay đổi tư duy làm việc, chủ động giải quyết công việc liên quan đến người dân, không thể kéo dài tư tưởng đợi doanh nghiệp, người dân đến mới làm. Trong công tác lãnh đạo phải có tư duy chiến lược, người lãnh đạo phải biết nghiệp vụ để chỉ đạo, điều hành, thực hiện đúng quy định pháp luật.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thời gian tới, công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ phải được tập trung chỉ đạo, chủ động thực hiện, đảm bảo yêu cầu về thời gian, không được chậm trễ, gây phiền hà cho Nhân dân. Đồng thời, UBND thành phố chỉ đạo đẩy mạnh GPMB các công trình, dự án, nhất là những dự án trọng điểm trên địa bàn. Thực hiện quản lý môi trường phải tuân thủ pháp luật, trong đó quan tâm tới giải quyết vấn đề nước thải, rác thải; di dời bãi tập kết cát, sỏi không đúng quy định...


Hoàng Nga

Các tin khác


Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

(HBĐT) - Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3043/QĐ-UBND, ngày 21/12/2021 về phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về tầm quan trọng và việc triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh.

Thành phố Hòa Bình: 16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến thời điểm hiện tại, TP Hòa Bình có 16 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh hạng 3 - 4 sao, trong đó có 9 sản phẩm 3 sao, 7 sản phẩm 4 sao.       

3 sản phẩm gà thịt đạt tiêu chuẩn OCOP

(HBĐT) - Nhằm bảo tồn, phát triển một số giống gà bản địa, UBND tỉnh có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển chăn nuôi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, HTX thông qua các chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, khuyến nông... Đồng thời, khuyến khích các địa phương thực hiện Chương trình OCOP nhằm định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, quản lý, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Đoàn Thanh niên thị trấn Ba Hàng Đồi: Thúc đẩy khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Với 126 đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN), sinh hoạt tại 17 chi đoàn trực thuộc, những năm qua, Đoàn Thanh niên thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) từng bước thực hiện hiệu quả phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”; có nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, tăng cường hoạt động hỗ trợ góp phần nâng bước thanh niên phát triển kinh tế.

Trái ngọt từ chất đất và tình người

(HBĐT) -  Với phương châm "giống sạch, đất sạch, nước sạch, canh tác sạch”, gia đình anh Hoàng Anh Việt, xóm Yên Thời, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) đã thành công với mô hình trồng bưởi Diễn theo tiêu chuẩn VietGAP. Quy trình, kỹ thuật sản xuất an toàn đem lại năng suất, chất lượng bưởi tốt. Quả bưởi vàng óng, căng tròn, thơm ngon, tròn vị. Năm 2021, sản phẩm bưởi Diễn của nhà vườn Hoàng Anh Việt được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.  

Trao vốn Chương trình “Tiếp sức nhà nông” cho 40 hộ nông dân

(HBĐT) -  Ngày 17/9, Báo Tuổi trẻ và Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh Đoàn tổ chức lễ trao vốn Chương trình "Tiếp sức nhà nông”. Tới dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục