(HBĐT) - Những năm qua, triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Kim Bôi đã tập trung nguồn lực hỗ trợ, tư vấn cho các hộ kinh doanh, HTX ở địa phương, chú trọng đầu tư cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng nông sản.



Nhãn Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) là sản phẩm OCOP 3 sao, được xuất khẩu đến thị trường một số nước châu Á và EU.

Năm 2020, sản phẩm mật ong Thượng Tiến của HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến, xã Hợp Tiến được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Anh Bùi Văn Tám, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX cho biết: HTX có 20 thành viên. Để sản phẩm được gắn sao OCOP, thành viên HTX cũng như các hộ nuôi ong trong xã đã nỗ lực, dốc sức thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật sản xuất mật ong theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo mật ong đạt chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, chú trọng lựa chọn bao bì, hộp đựng, nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, HTX tiếp tục tập trung nâng cao quy trình sản xuất để duy trì chất lượng sản phẩm. Qua đó củng cố thêm niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm của HTX.

Triển khai Chương trình OCOP, UBND huyện Kim Bôi nhận thấy rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP, đặc biệt là duy trì, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn. Theo đó, UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai chương trình đến các xã, thị trấn; thành lập Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm; xác định các sản phẩm chủ lực. Tổ chức hướng dẫn nhóm hộ, tổ sản xuất, HTX nâng cấp hoàn thiện cơ sở sản xuất, hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên, mở rộng quy mô, đảm bảo đủ điều kiện đăng ký sản phẩm và thực hiện các bước trong chu trình OCOP. Nhờ vậy, các sản phẩm tiềm năng OCOP tham gia chương trình dần bám sát yêu cầu của chương trình, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Đối với những sản phẩm tiềm năng sau khi được đánh giá, xếp hạng và chứng nhận, huyện cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ cho sản phẩm được công nhận tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh đầu tư đổi mới mẫu mã, tem truy xuất nguồn gốc để hướng tới nâng hạng. Tăng cường kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ, thúc đẩy các HTX trong tiêu thụ sản phẩm...  

Các chủ thể cũng tích cực nâng cấp, cải tiến mẫu mã, chất lượng, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu riêng cho sản phẩm. Chủ động phối hợp, tham gia đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Voso, Postmart... và các trang mạng xã hội như facebook, zalo để bán hàng. Nếu như trước đây, nông sản địa phương hầu như chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ trong huyện với phạm vi hẹp, số lượng hạn chế thì nay, nhiều sản phẩm sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP dần vươn ra nhiều thị trường hơn.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Chương trình OCOP tại địa phương bước đầu mang lại một số kết quả thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Qua chương trình, nhiều nông sản của các xã có chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì, nhãn mác được chú trọng đổi mới, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Quan trọng hơn, chương trình đã góp phần thay đổi tư duy của người sản xuất, kinh doanh theo hướng làm ra những sản phẩm an toàn, chất lượng để cung ứng cho người tiêu dùng.

Hiện, toàn huyện có 13 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 - 4 sao. Năm nay, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình, huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ 2 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, gồm: Sản phẩm thuốc nam dạ dày Bà Thu của HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Bì và mật ong rừng Thượng Tiến của HTX Green life đều trên địa bàn xã Hợp Tiến.


Thu Hằng



Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Quản lý đất nông, lâm trường còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Tổng diện tích đất các nông, lâm trường trên địa bàn huyện Lạc Thủy trước ngày 12/10/2015 là 5.188,24 ha, trong đó, Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng  Long 1.275,48 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 635,96 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 3.276,8 ha. Diện tích được UBND tỉnh thu hồi giao cho UBND huyện quản lý, quy hoạch, sử dụng các mục đích 3.228,7 ha. Diện tích các công ty giữ lại để sản xuất: Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long 1.007,68 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 569,56 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 1.083,7 ha.

Huyện Mai Châu: Vượt khó xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để khắc phục phần kinh phí thiếu hụt cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông nội đồng vào khu sản xuất của xóm, Ban quản lý xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu) đã huy động các hộ dân tham gia khai thác vật liệu, cát, sỏi sẵn có ở địa phương để làm nền đường. Đồng thời, mỗi hộ bố trí ít nhất 1 người để vận chuyển vật liệu san lấp mặt đường.

Vốn vay ưu đãi đồng hành cùng nông dân vượt khó

(HBĐT) - Trong 20 năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng nông dân trên địa bàn tỉnh trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, trở thành động lực quan trọng để nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.

Quyết liệt chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) là tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khi đánh giá về công tác GNVĐTC năm nay. Tính đến đầu tháng 9, so với bình quân chung cả nước, mặc dù tỷ lệ GNVĐTC của Hòa Bình đạt khá, nhưng so với yêu cầu và kế hoạch đề ra thì kết quả còn rất chậm.

Cùng nắm bắt cơ hội trong bối cảnh mới

Đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn coi trọng vai trò của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế và khuyến khích phát triển, đồng thời phát huy ngoại lực, tinh thần sáng tạo để đưa ra các giải pháp, chính sách chủ động thích ứng, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 20/9, tại UBND xã Đồng Ruộng, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (TĐC) đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn ngoài NSNN giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có lãnh đạo HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục