(HBĐT) - Thực hiện Chương trình OCOP, đến thời điểm hiện tại, huyện Lạc Thủy có 13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 - 4 sao, trong đó có 2 sản phẩm 4 sao và 11 sản phẩm 3 sao.
Sản phẩm chè Sông Bôi của Công ty TNHH HTV Sông Bôi Thăng Long đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh.
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao gồm: Chè Sông Bôi của Công ty TNHH HTV Sông Bôi Thăng Long; gà tươi nguyên con của HTX gà Lạc Thủy.
11 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, gồm: 2 sản phẩm cam Lạc Thủy của chủ thể nhà vườn Chung Hường, xã Phú Nghĩa và nhà vườn Lan Thú, xã Phú Thành; dưa lưới Inchiba của Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh; thị trấn Ba Hàng Đồi; mật ong Khoan Dụ của HTX nuôi ong Khoan Dụ, xã Khoan Dụ; thịt dê tươi Lạc Thủy của Hội gây nuôi động vật hoang dã, xã Đồng Tâm; mây sả đan và tinh dầu sả của Công ty CP du lịch sinh thái An Lạc Hoa, xã An Bình; na Đồng Bong của HTX dịch vụ Đồng Tâm, xã Đồng Tâm; nấm sò trắng của HTX An Sinh, xã An Bình; trứng gà Ngọc Hân của HTX Sơn Nam, thôn Ðồng Nhất, xã Ðồng Tâm.
Thời gian tới, huyện Lạc Thủy tiếp tục triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể nâng cao quy trình, kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...
T.H
Theo danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022 vừa được Brand Finance chính thức công bố vào ngày 21/9, giá trị thương hiệu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giữ vững vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
(HBĐT) - Tổng diện tích đất các nông, lâm trường trên địa bàn huyện Lạc Thủy trước ngày 12/10/2015 là 5.188,24 ha, trong đó, Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long 1.275,48 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 635,96 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 3.276,8 ha. Diện tích được UBND tỉnh thu hồi giao cho UBND huyện quản lý, quy hoạch, sử dụng các mục đích 3.228,7 ha. Diện tích các công ty giữ lại để sản xuất: Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long 1.007,68 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 569,56 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 1.083,7 ha.
(HBĐT) - Để khắc phục phần kinh phí thiếu hụt cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông nội đồng vào khu sản xuất của xóm, Ban quản lý xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu) đã huy động các hộ dân tham gia khai thác vật liệu, cát, sỏi sẵn có ở địa phương để làm nền đường. Đồng thời, mỗi hộ bố trí ít nhất 1 người để vận chuyển vật liệu san lấp mặt đường.
(HBĐT) - Trong 20 năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng nông dân trên địa bàn tỉnh trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, trở thành động lực quan trọng để nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) là tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khi đánh giá về công tác GNVĐTC năm nay. Tính đến đầu tháng 9, so với bình quân chung cả nước, mặc dù tỷ lệ GNVĐTC của Hòa Bình đạt khá, nhưng so với yêu cầu và kế hoạch đề ra thì kết quả còn rất chậm.
Đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn coi trọng vai trò của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế và khuyến khích phát triển, đồng thời phát huy ngoại lực, tinh thần sáng tạo để đưa ra các giải pháp, chính sách chủ động thích ứng, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.