(HBĐT) - Năm 2022, kế hoạch thu tiền sử dụng đất (SDĐ) là nguồn thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đối với tỉnh. Nguồn thu tiền SDĐ được bố trí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo động lực rất lớn cho phát triển KT-XH trên toàn địa bàn những năm qua.



Dự án đấu giá sử dụng đất - khu nhà ở xóm Cời, xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh (Lương Sơn) đang được nhà đầu tư đẩy nhanh xây dựng hạ tầng.

Thực hiện dự toán thu ngân sách từ tiền SDĐ có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện dự toán thu ngân sách nội địa của tỉnh. Nguồn thu tiền SDĐ được bố trí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Để thực hiện dự toán, tăng nguồn thu vào NSNN, từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng cùng với chính quyền các địa phương tăng cường tìm hiểu, phân tích thị trường, nắm bắt nhu cầu của nhà đầu tư về bất động sản, thực hiện các phương án bán đấu giá quyền SDĐ thành công.

Thống kê năm 2022, trong cơ cấu nguồn thu của tỉnh dự toán thu NSNN Chính phủ giao 3.582 tỷ đồng; HĐND, UBND tỉnh giao 6.095 tỷ đồng, trong đó riêng thu tiền SDĐ Chính phủ giao 1.200 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 3.100 tỷ đồng.

Theo Cục Thuế tỉnh, tính từ đầu năm đến tháng 8/2022, số thu từ tiền SDĐ trên toàn địa bàn tỉnh đạt trên 963 tỷ đồng. Cụ thể, thu tiền SDĐ tháng 8 ước thu 101 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng thu 963,4 tỷ đồng, trong đó, khối tỉnh thu 436 tỷ đồng, khối huyện thu 527,4 tỷ đồng, đạt 80,3% dự toán Chính phủ, đạt 31% dự toán HĐND tỉnh, bằng 231,1% so với cùng kỳ.

Riêng địa bàn huyện Lương Sơn, tính đến tháng 9/2022, thu từ lĩnh vực lĩnh vực đất đai đạt trên 248,1 tỷ đồng, đạt 49,6% dự toán tỉnh giao và đạt 20,6% dự toán huyện giao, nhiều hơn gần 100 tỷ đồng so với thu từ đất của cả năm 2020, gấp khoảng 6 lần so với năm 2019 trên địa bàn huyện.

Về phía sở, ngành chức năng, theo đồng chí Nguyễn Trần Anh, Giám đốc Sở TN&MT cho biết, thực hiện nhiệm vụ thu NSNN từ đầu năm đến nay, ngành TN&MT tỉnh đã thực hiện chỉ thị của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu và quản lý thu NSNN năm 2022; các chỉ thị, quyết định của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN tỉnh năm 2022.., Sở TN&MT đã ban hành Quyết định số 97/QĐ-STNMT, ngày 30/3/2022 phê duyệt nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; các chi cục thuộc Sở để triển khai thực hiện, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm về thu NSNN năm 2022 lĩnh vực đất đai với số thu tiền SDĐ cấp tỉnh 1.900 tỷ đồng.

Tính từ ngày 1/1 - 13/9/2022, ngành TN&MT tỉnh đã thực hiện xây dựng phương án giá đất cụ thể, trình thẩm định 7 dự án thu NSNN cấp tỉnh, tổng số tiền trên 1.150 tỷ đồng, đạt 60,54% chỉ tiêu 1.900 tỷ đồng. Trong đó, đã trình UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền SDĐ, tiền SDĐ, tiền thuê đất phải nộp cho 5 dự án, tổng số tiền trên 305,2 tỷ đồng; đang trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh thẩm định giá đất để tính tiền SDĐ, tiền thuê đất phải nộp cho 2 dự án tổng số tiền gần 844,9 tỷ đồng.

Sở TN&MT cũng đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành rà soát, xây dựng điều chỉnh dự án khu nhà ở cao cấp Dầu khí Hòa Bình tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn (đợt 1), trình UBND tỉnh điều chỉnh quyết định phê duyệt tiền SDĐ phải nộp của dự án từ trên 1.041 tỷ đồng thành 1.026 tỷ đồng. Phối hợp Cục Thuế tỉnh đôn đốc thu nộp NSNN tiền SDĐ trên 387 tỷ đồng, đạt 20,38% chỉ tiêu được giao. Trong đó, 2 dự án còn nợ tiền SDĐ 1.200 tỷ đồng, gồm khu đô thị Thống Nhất 240 tỷ đồng, khu nhà ở cao cấp Dầu khí Hòa Bình 960 tỷ đồng.

Hiện, Sở TN&MT đang phối hợp các đơn vị tư vấn định giá đất để xây dựng phương án đấu giá đất, giá đất cụ thể tính thu tiền SDĐ, tiền thuê đất 13 dự án đã có quyết định giao, thuê đất và chuẩn bị thực hiện định giá đất cụ thể xác định giá khởi điểm đấu giá quyền SDĐ cho 6 dự án trên địa bàn. Các dự án này đều chưa hoàn thiện các thủ tục để thực hiện chỉ định thầu đơn vị tư vấn định giá đất cụ thể, tuy nhiên, để kịp tiến độ thu NSNN, Sở TN&MT đã giao đơn vị tư vấn thực hiện dần công tác định giá đất các dự án.

Theo Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Vũ Hồng Long, thời gian qua, Cục Thuế tỉnh đã phối hợp các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các khoản thu về đất... nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách.

Trong những tháng còn lại của năm 2022, Cục Thuế tỉnh tiếp tục căn cứ kế hoạch thu tiền SDĐ ban hành kèm theo Kế hoạch số 60/KH-BCĐ, ngày 25/2/2022 của Ban chỉ đạo đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh, tham mưu, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát các dự án có thu tiền SDĐ trong năm 2022. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ về thủ tục hành chính nhằm đảm bảo các dự án đấu giá đất thực hiện xong trước ngày 31/10/2022 để kịp thời thông báo, đôn đốc thu nộp NSNN trong năm 2022; báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án đất, tiến độ đấu giá các dự án thu tiền SDĐ, bán tài sản Nhà nước...


Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ

(HBĐT) - Những năm qua, triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Kim Bôi đã tập trung nguồn lực hỗ trợ, tư vấn cho các hộ kinh doanh, HTX ở địa phương, chú trọng đầu tư cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng nông sản.

Đưa sản phẩm thanh long ruột đỏ vươn tầm

(HBĐT) - Những năm gần đây, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Nhiều mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa. Để cây thanh long ruột đỏ khẳng định được giá trị, là cây kinh tế chủ lực, huyện Lạc Thủy xác định phải đưa cây thanh long ruột đỏ vươn tầm.

Quy hoạch vùng huyện Lạc Sơn: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, đô thị sinh thái ​​​​

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện lớn, diện tích khoảng 58.700,26 ha, gồm thị trấn huyện lỵ Vụ Bản và 23 xã. Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, suối khoáng nghỉ dưỡng, dịch vụ thương mại, công nghiệp... Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch nhằm định hướng không gian phát triển, huy động các nguồn lực đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế, thời gian qua, huyện Lạc Sơn đã phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch vùng và các quy hoạch phân khu đáp ứng yêu cầu.

Lần thứ 4 liên tiếp, VNPT đứng thứ 2 top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Theo danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022 vừa được Brand Finance chính thức công bố vào ngày 21/9, giá trị thương hiệu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giữ vững vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Huyện Lạc Thủy: Quản lý đất nông, lâm trường còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Tổng diện tích đất các nông, lâm trường trên địa bàn huyện Lạc Thủy trước ngày 12/10/2015 là 5.188,24 ha, trong đó, Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng  Long 1.275,48 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 635,96 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 3.276,8 ha. Diện tích được UBND tỉnh thu hồi giao cho UBND huyện quản lý, quy hoạch, sử dụng các mục đích 3.228,7 ha. Diện tích các công ty giữ lại để sản xuất: Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long 1.007,68 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 569,56 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 1.083,7 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục