(HBĐT) - Xác định đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp (DN) là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung và lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, Sở NN&PTNT luôn hướng tới mục tiêu thúc đẩy, tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư giữa các DN, doanh nhân với nông dân, từ đó góp phần tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP), VietGAP, hữu cơ... đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nông sản, hướng tới xuất khẩu.
Hợp tác xã 3T nông sản Cao Phong được hỗ trợ hệ thống dây chuyền rửa cam, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
Hàng năm, Sở NN&PTNT cùng các sở, ngành liên quan chủ động tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ nông sản của tỉnh với các tập đoàn, DN trong và ngoài tỉnh. Các đơn vị chuyên môn thuộc Sở đã hỗ trợ gần 100 DN/HTX và hơn 500 hộ sản xuất áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt và tiêu chuẩn hữu cơ trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; giới thiệu 120 lượt DN, HTX tham gia các hội chợ, diễn đàn, phiên chợ nông sản, thực phẩm an toàn và tuần lễ nhận diện nông sản an toàn tổ chức tại các tỉnh, thành phố. Các DN, doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng nâng cao văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội... thể hiện rõ ràng qua việc xây dựng, phát triển thương hiệu, sản xuất theo quy trình đảm bảo ATTP, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Lâu nay, HTX 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) được biết đến là địa chỉ tin cậy với đông đảo người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt là sản phẩm cam quà tặng cao cấp của 3T Farm đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX cho biết: 3T Farm có được chỗ đứng trên thị trường như hiện nay là nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của Sở NN&PTNT, Sở Công Thương cùng một số sở, ngành hữu quan và huyện Cao Phong trong việc giúp HTX quy trình sản xuất nông sản sạch; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để HTX được tham gia các hội chợ, lễ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt, năm 2021, chúng tôi được hỗ trợ kinh phí khuyến công lắp đặt hệ thống dây chuyền rửa cam, máy sục rửa ozon, chà quả, sấy khô. Nhờ đó không chỉ giảm thời gian, công sức của người lao động mà còn giúp sản phẩm cam quả đảm bảo chất lượng tốt, giữ mẫu mã đẹp, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp được coi như những "DN đặc biệt”, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. Sở NN&PTNT luôn xác định việc xúc tiến, kết nối tiêu thụ là tạo cơ hội để các HTX tìm được đầu ra cho sản phẩm và ký kết các hợp đồng ổn định. Đồng thời bao tiêu nông sản, giúp người dân ổn định sản xuất, không lo đầu ra, hạn chế được câu chuyện giải cứu nông sản hoặc được mùa mất giá, được giá mất mùa. Sở đã triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản, hỗ trợ HTX từ việc tham gia trực tiếp đến sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử. Theo đó, ngoài giới thiệu cho DN, HTX tham gia các hội chợ, Sở NN&PTNT chú trọng quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm. 100% cơ sở tham gia vào các mô hình liên kết đều được hỗ trợ tham gia vào hệ thống truy xuất nguồn gốc xác thực chống giả, kết nối cung cầu tỉnh. Hiện có 40 HTX tham gia với 200 sản phẩm được quảng bá, giới thiệu trên hệ thống. Ngoài ra, thường xuyên có trên 50 đơn vị được cập nhật, đăng thông tin trong danh sách chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên website của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Ngoài ra, Sở tích cực phối hợp các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường quảng bá, giới thiệu nông sản chủ lực của tỉnh. Nhiều sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản thế mạnh của các HTX sản xuất đã được bày bán tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch... tạo được uy tín và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Điển hình như sản phẩm cam Cao Phong bán tại siêu thị BigC, Hapro Mart; bưởi đỏ Tân Lạc bán trong hệ thống siêu thị BigC, TMart, trung tâm thương mại V+; cá sông Đà bán trong hệ thống siêu thị Vinmart, Qmart, Coop Mart, Lotte; rau su su Tân Lạc, rau hữu cơ Lương Sơn vào hệ thống siêu thị Fivimart, cửa hàng thực phẩm sạch Biggreen.
Bên cạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX, những năm qua, tỉnh luôn coi trọng thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 56 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, gồm 40 dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, 13 dự án trồng rừng và 3 dự án trồng rừng kết hợp du lịch. Đội ngũ DN, doanh nhân, chủ thể sản xuất đã thay đổi nhận thức, sản xuất theo nhu cầu thị trường, tăng cường ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản. Hiện, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác đất trồng trọt đạt khoảng 140 triệu đồng, tăng 36 triệu đồng/ha so với năm 2015; tốc độ tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản đạt gần 10%/năm; giá trị thu nhập trên 1 ha rừng sản xuất tăng trung bình 5,16%/năm; tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi đạt trung bình 5,1%/năm. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với tín hiệu thị trường, tiên tiến, hiệu quả và phát triển bền vững.
Bình Giang
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình OCOP, đến thời điểm hiện tại, huyện Lạc Thủy có 13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 - 4 sao, trong đó có 2 sản phẩm 4 sao và 11 sản phẩm 3 sao.
(HBĐT) - Những năm qua, triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Kim Bôi đã tập trung nguồn lực hỗ trợ, tư vấn cho các hộ kinh doanh, HTX ở địa phương, chú trọng đầu tư cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng nông sản.
(HBĐT) - Những năm gần đây, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Nhiều mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa. Để cây thanh long ruột đỏ khẳng định được giá trị, là cây kinh tế chủ lực, huyện Lạc Thủy xác định phải đưa cây thanh long ruột đỏ vươn tầm.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện lớn, diện tích khoảng 58.700,26 ha, gồm thị trấn huyện lỵ Vụ Bản và 23 xã. Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, suối khoáng nghỉ dưỡng, dịch vụ thương mại, công nghiệp... Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch nhằm định hướng không gian phát triển, huy động các nguồn lực đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế, thời gian qua, huyện Lạc Sơn đã phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch vùng và các quy hoạch phân khu đáp ứng yêu cầu.
Theo danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022 vừa được Brand Finance chính thức công bố vào ngày 21/9, giá trị thương hiệu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giữ vững vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.