(HBĐT) - Sáng 23/9, Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS), HĐND tỉnh tổ chức hội nghị giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh đối với Sở NN&PTNT. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh.



Đại biểu thảo luận tại hội nghị giám sát.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện toàn tỉnh có 1.995 công trình/hệ thống CTTL. Trong đó có 544 hồ chứa; 1.345 đập dâng, mương kiên cố; 80 trạm bơm; 26 trạm thủy luân. Hệ thống kênh mương có 3.723 km kênh mương tưới các loại, đến hết năm 2021 đã kiên cố hóa được 2.015 km, đạt 54%. Theo phân cấp quản lý, có 526 công trình do cấp tỉnh quản lý; 1.469 công trình do cấp huyện quản lý. Hệ thống CTTL đã cấp nước tưới chủ động cho 55.605 ha, phục vụ sản xuất cho vụ xuân và vụ mùa đến hết năm 2022.

Về tổ chức quản lý khai thác, hiện, Công ty TNHH MTV khai thác CTTL quản lý 208 hồ chứa là các hồ chứa lớn và vừa trên địa bàn tỉnh. Số lượng hồ chứa còn lại được phân cấp cho huyện quản lý, trực tiếp là các HTX, tổ hợp tác và UBND các xã vận hành khai thác. Để đảm bảo công tác tưới tiêu, tỉnh đã đầu tư kiên cố hóa hơn 900 km kênh mương; sửa chữa, nâng cấp, xây mới hơn 200 hồ, đập, 500 bai dâng và 500 trạm bơm, trạm thủy luân. Áp dụng công nghệ tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước cho khoảng hơn 900 ha.

Tại hội nghị giám sát, Sở NN&PTNT cho biết: Hạn chế hiện nay là hồ sơ tài liệu liên quan đến công trình không được lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ, khó khăn cho công tác sửa chữa cũng như quản lý đảm bảo an toàn công trình. Bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi cấp huyện, xã còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác kiểm định đập của hồ chứa, cắm mốc phạm vi hành lang đảm bảo vệ sinh công trình, xây dựng quy trình vận hành chưa đảm bảo tiến độ do thiếu kinh phí. Số lượng đập, hồ chứa hư hỏng còn nhiều, trong khi nguồn vốn kinh phí của địa phương hạn chế… Ngành NN&PTNT kiến nghị: UBND tỉnh tập trung nguồn vốn đầu tư hoàn thiện CTTL đang thi công. Đầu tư sửa chữa lớn công trình đầu mối hư hỏng, xuống cấp, kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Tăng cường chỉ đạo việc phát triển kinh tế tập thể, trong đó có các HTX, tổ hợp tác hoạt động khai thác, bảo vệ CTTL…

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu tập trung làm rõ cơ chế vận hành của các CTTL đảm bảo hài hòa theo phân cấp quản lý; kinh phí cho thuê mặt nước từ các công trình hồ chứa; bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án công trình hồ chứa nước Cánh Tạng, huyện Lạc Sơn; thực hiện cắm mốc, bảo vệ hành lang công trình hồ, đập...

Phát biểu kết luận hội nghị giám sát, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS đề nghị: Ngành NN&PTNT khẩn trương thực hiện đề án cắm mốc các CTTL để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ theo quy định. Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý, vận hành, sử dụng theo đúng quy hoạch. Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện các thể chế, văn bản pháp luật để quản lý chặt chẽ, hiệu quả các CTTL. Rà soát lại cơ chế phối hợp trong công tác vận hành các CTTL, phục vụ tốt nhất cho phát triển KT-XH địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với việc quản lý, khai thác các CTTL trên địa bàn.


Đ.H

Các tin khác


Tập trung thu ngân sách Nhà nước từ tiền sử dụng đất

(HBĐT) - Năm 2022, kế hoạch thu tiền sử dụng đất (SDĐ) là nguồn thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đối với tỉnh. Nguồn thu tiền SDĐ được bố trí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo động lực rất lớn cho phát triển KT-XH trên toàn địa bàn những năm qua.

Giám sát việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều 22/9, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ (BT, HT), tái định cư (TĐC) đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khi Nhà nước thu hồi đất (THĐ) để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn ngoài NSNN giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn TP Hòa Bình. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.

UBND huyện Lương Sơn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH 9 tháng

(HBĐT) - Ngày 22/9, UBND huyện Lương Sơn tổ chức phiên họp thường kỳ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022.

Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhằm hỗ trợ, đồng hành với hội viên nông dân (HVND) thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, 9 tháng năm nay, các cấp Hội Nông dân (HND) đã tập trung hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP thông qua việc giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại điện tử gắn với phong trào thi đua phát triển kinh tế tập thể, xây dựng HTX kiểu mới…

Huyện Lạc Thủy: 13 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình OCOP, đến thời điểm hiện tại, huyện Lạc Thủy có 13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 - 4 sao, trong đó có 2 sản phẩm 4 sao và 11 sản phẩm 3 sao.

Huyện Kim Bôi: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ

(HBĐT) - Những năm qua, triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Kim Bôi đã tập trung nguồn lực hỗ trợ, tư vấn cho các hộ kinh doanh, HTX ở địa phương, chú trọng đầu tư cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng nông sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục