(HBĐT) - Để cung cấp điện với chất lượng tốt hơn, những năm qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, công ty nỗ lực giảm thời gian mất điện, cắt điện. Qua đó, cấp điện đảm bảo an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho khách hàng.


PC Hòa Bình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ rửa sứ hotline - giải pháp quan trọng nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

Những năm trở lại đây, chất lượng điện năng trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khách hàng. Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Những năm qua, công ty đã triển khai các giải pháp để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, như: Hoàn thiện cấu trúc lưới điện an toàn, linh hoạt, xây dựng kế hoạch cắt điện xếp chồng các hạng mục công việc của cả năm; xây dựng phương thức vận hành hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu, chất lượng cung cấp điện cho khách hàng. Giảm thời gian cắt điện khách hàng trong công tác bảo trì, sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng. Thực hiện vệ sinh lưới điện không cần cắt điện (vệ sinh hotline) bằng nước áp lực cao. Đối với lưới điện 22 kV, công ty tích cực áp dụng công nghệ thi công hotline trong bảo trì lưới điện, đấu nối công trình mới, thi công các đường dây giao chéo.

Bên cạnh đó, công ty nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, sửa chữa, bảo trì lưới điện, chủ động ngăn ngừa sự cố bằng cách sử dụng các thiết bị công nghệ như: Camera nhiệt, thiết bị bay không người lái. Hàng năm, xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phương án nhằm giảm thiểu sự cố trên lưới điện. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ công nghệ, khai thác, sử dụng trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó đẩy mạnh tuyên truyền Nhân dân; làm việc với chính quyền để phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn hành lang lưới điện.

Nhờ những giải pháp trên mà độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số về số lần mất điện và thời gian mất điện của khách hàng ngày càng giảm. Năm 2020, chỉ số MAIFI (số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối) là 2,058, năm 2021 là 4,2; chỉ số SAIDI (thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối) năm 2020 là 2.762,9, năm 2021 giảm còn 1.634,5; chỉ số SAIFI (số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối) năm 2020 là 26,3, năm 2021 giảm còn 16,14.

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng PC Hòa Bình cũng gặp phải một số khó khăn, ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện. Theo đồng chí Phó Giám đốc PC Hòa Bình, là tỉnh miền núi, lưới điện ở một số địa phương đi trên địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi nên khi xảy ra sự cố mất nhiều thời gian để kiểm tra, xử lý. Việc quy hoạch đô thị không đồng bộ với quy hoạch lưới điện, do đó trong năm nhiều lần phải cắt điện để di chuyển đường dây, thiết bị điện. Lưới điện phân phối Hòa Bình giao chéo với các đường dây 500 kV, 220 kV xuất tuyến từ trạm 500 kV, 220 kV Thủy điện Hòa Bình, hàng năm phải cắt điện để phục vụ thi công, sửa chữa các đường dây này. Ngoài ra, hiện nay, hệ thống lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, tính dự phòng chưa cao, một số công nghệ còn lạc hậu, mức độ tự động hóa hạn chế. Một số dự án đầu tư, sửa chữa lớn không đúng với tiến độ đã đăng ký theo kế hoạch cắt điện đã xây dựng cả năm, dẫn đến phải cắt điện riêng lẻ làm tăng các chỉ số độ tin cậy.

Để tiếp tục nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Công ty sẽ chủ động xây dựng kế hoạch cắt điện phối hợp xếp chồng các công việc của năm 2023; xây dựng phương thức vận hành lưới điện phân phối toàn tỉnh năm 2023 đảm bảo an toàn, linh hoạt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu, chất lượng cung cấp điện cho khách hàng. Tiếp tục đầu tư các dự án đa chia đa nối, tự động hóa mạch vòng để nâng cao khả năng cấp điện hỗ trợ giữa các trạm biến áp 110 kV, các đường dây trung áp và tự động đóng nguồn dự phòng khi trên lưới xảy ra sự cố. Xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án giảm thiểu sự cố trên lưới điện. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Nhân dân không vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp. Phối hợp chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn hành lang lưới điện.


Viết Đào


Các tin khác


Tín dụng ưu đãi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, tín dụng ưu đãi đã giải quyết được bài toán thiếu vốn để phát triển kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương trong tỉnh, nhất là khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống.

Huyện Đà Bắc: Đề xuất trồng 450 ha cây dược liệu quý

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc, vừa qua, Phòng đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã trên địa bàn huyện tiến hành khảo sát vùng trồng cây dược liệu quý. Theo kết quả khảo sát, huyện đề xuất trồng 450 ha vùng trồng cây dược liệu quý. Cụ thể, đề xuất trồng 120 ha thuộc điểm Thung Củ, Bưa Sen của xã Cao Sơn; 120 ha tại Bưa Trùng, xã Hiền Lương; tại xã Yên Hòa, khảo sát điểm Bưa Men, Bưa Lang với đề xuất trồng 60 ha; khảo sát điểm xóm Ca Lông, khu sản xuất U Rum của xóm Nhạp (xã Đồng Chum) với đề xuất diện tích trồng 150 ha.

Cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo đạt trên 66 tỷ đồng

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/ QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó có nội dung thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi đối với hộ DTTS nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn, do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai.

Algeria mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam

Trong 2 ngày 26 và 27/9, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Cục Xúc tiến Ngoại thương Algeria (AlGEX) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Algeria 2022.

Giám sát thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Cao Phong, Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng 26/9, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ) để giao đất có thu tiền SDĐ hoặc cho thuê đất, đấu giá tài sản công (TSC) giai đoạn 2020 - 2022 trên địa bàn huyện Cao Phong.

Tổng kết mô hình “Vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học”

(HBĐT) - Sáng 26/9, tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình "Vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học năm 2022”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục