Đất đai là một lĩnh vực rất phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Trải qua những chặng đường lịch sử (3/10/1945 - 3/10/2022), ngành Quản lý đất đai đã từng bước lớn mạnh và trưởng thành vững chắc, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN

Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, những năm qua, Tổng cục đã tập trung chỉ đạo các địa phương tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử. Rà soát, đánh giá, xác định thủ tục hành chính phù hợp triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và công bố danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia nhằm đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai trực tuyến để người dân, doanh nghiệp vẫn giải quyết được thủ tục hành chính nhưng giảm thiểu việc đến nơi nộp hồ sơ.

Đối với cơ sở dữ liệu đất đai Trung ương, Tổng cục đã xây dựng hoàn thành 4 khối dữ liệu và bàn giao cho Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường để chuẩn bị vận hành và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia gồm: Dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu giá đất; dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai.

Tại các địa phương, hiện nay 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, với hơn 43 triệu thửa đất, trong đó có 217/705 đơn vị hành chính cấp huyện đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đưa vào quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng; 100% Văn phòng Đăng ký đất đai đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính, quản lý đất đai.

Về kết nối liên thông điện tử trao đổi thông tin dữ liệu đất đai giữa cơ quan đăng ký đất đai và cơ quan thuế: 24/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện.

Về thanh toán nghĩa vụ tài chính về đất đai qua Cổng dịch vụ Công Quốc gia: hiện có 61/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện. Trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu tạo nền tảng cơ bản cho công tác quản trị đất đai dựa trên hệ thống thông tin đất đai thống nhất trong phạm vi cả nước, Tổng cục Quản lý đất đai sẽ tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, đồng thời thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia để tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm thiểu hồ sơ, giấy tờ phải nộp nhằm phục vụ người dân thực hiện thủ tục hành chính về đất đai dưới hình thức áp dụng công nghệ thông tin được nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, liên quan chặt chẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, người dân, doanh nghiệp. Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng, phát huy tiềm năng, nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2030 và đến năm 2045 là yêu cầu đặt ra đối với toàn ngành trong giai đoạn phát triển mới. Vì vậy, ngành cần tập trung tổng kết đánh giá thực tiễn, đề xuất hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường hiện đại, đồng bộ, hội nhập, bảo đảm công khai, minh bạch và tổ chức thực thi hiệu quả. Đồng thời, xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đồng bộ, khả thi, định hình không gian phát triển của đất nước với tầm nhìn dài hạn, kết nối chặt chẽ với quy hoạch không gian biển để tạo sự liền mạch, khai thác tốt không gian ngầm và chiều cao. Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại và hiệu quả trên nền tảng hệ thống thông tin đất đai thống nhất, đa mục tiêu, quản lý đến từng thửa đất và phát triển đội ngũ công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực đổi mới, sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Để đạt được những thành tựu đáng kể hơn nữa trong thời gian tới, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Thanh Khuyến cho biết, ngành Quản lý đất đai nói chung và Tổng cục Quản lý đất đai nói riêng phát huy trí tuệ tập thể, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như: xây dựng chiến lược sử dụng đất quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045 đáp ứng với yêu cầu an ninh lương thực, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đảm bảo nguồn lực đất đai được sử dụng một cách có hiệu quả bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.

Ngành xây dựng và hoàn thiện hệ thống dữ liệu đất đai, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai trên tất cả các lĩnh vực; xây dựng hệ thống thông tin đất đai thành một bộ phận của hệ thống dữ liệu quốc gia; xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng hiện đại, chuyển dần các hoạt động đăng ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử; tổ chức việc quản lý, khai thác, vận hành hệ thống thông tin đất đai; cập nhật, chỉnh lý kịp thời các dữ liệu địa chính, điều tra cơ bản về đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai và các dữ liệu khác thuộc cơ sở dữ liệu đất đai.

Ngoài ra, Tổng cục hoàn thiện hệ thống cơ chế tài chính về đất đai với các yêu cầu cụ thể như hệ thống định giá đất trở thành công cụ tài chính điều tiết các quan hệ đất đai và quản lý thị trường bất động sản; xây dựng hệ thống phát triển quỹ đất bảo đảm phát triển và quản lý quỹ đất một cách chặt chẽ, hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy tổ chức cho Ngành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, hoạt động có hiệu quả, đủ năng lực thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước và các dịch vụ công về đất đai. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngang tầm trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực.

Ngành tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực đất đai nhằm cung cấp những luận cứ khoa học để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng và thử nghiệm các giải pháp khoa học - công nghệ trong quản lý và sử dụng đất đai bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quản lý đất đai.


Theo TTXVN

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục