(HBĐT) - Mấy năm gần đây, người làm nông nghiệp chật vật với bão giá đầu vào. Chi phí sản xuất tăng từ giá phân bón, thuốc trừ sâu đến nhân công. Giá nông sản, chăn nuôi xuống thấp. Đó là chưa kể thay đổi thời tiết dẫn đến sản lượng thấp. Nhưng với cách làm của bà Đỗ Thị Thướng, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) thì không lo về bài toán thất thu.


Đàn bò của gia đình bà Đỗ Thị Thướng, xã Thống Nhất (Lạc Thủy)sinh trưởng tốt, cho thu nhập ổn định.

Theo tiếng gọi của Đảng, gần 40 năm trước, bà Thướng rời quê hương Mỹ Đức (Hà Nội) lên Hòa Bình xây dựng vùng kinh tế mới, trở thành công nhân Nông trường sông Bôi (Lạc Thủy). Bà được nhận khoán đất nông trường để sản xuất từ mía, ngô, sắn, chè, cam, bưởi. Đến nay, bà có gần 10 ha đất trồng đủ các loại cây. Bà Thướng chia sẻ: Tôi thực hiện phương châm lấy ngắn, nuôi dài. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong vườn, mỗi thứ tôi trồng một ít để tránh rủi ro. Một trong những rủi ro khi làm nông nghiệp là làm theo phong trào. Thấy cây trồng hoặc vật nuôi nào cho thu nhập cao người dân đổ xô làm. Nhưng khi thất thế thì phá bỏ hoặc bán tháo. Điều đó không chỉ gây thiệt hại kinh tế gia đình mà làm cho ngành nông nghiệp phát triển không bền vững.

Những năm trước, cây cam, cây bưởi và chanh đào lên ngôi. Nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ, họ mua thêm đất, thuê đất để tiếp tục đầu tư. Nhưng bà Thướng không chọn cách đó. Cây cam có năm cho thu hàng trăm triệu có khi hàng tỷ đồng. Với số tiền đó bà đầu tư chăn nuôi bò, không tăng diện tích trồng cam, bưởi. Từ chăn nuôi bò đã cho bà "lãi kép”, không chỉ bán con giống, bán thịt mà nguồn phân bò cũng là nguồn thu quan trọng, giúp bà giảm chi phí đầu tư vào cây trồng. Giá phân bón mấy năm gần đây tăng lên gấp rưỡi, có loại tăng lên gấp đôi, gấp 3 nhưng bà không phải lo nguồn phân bón. Đến nay gia đình bà có đàn bò hơn 30 con. Bà dành vài ha đất để trồng cỏ và bãi chăn thả. Khi cây cam thất thế, nguồn thu nhập từ chăn nuôi bò là nguồn thu nhập tốt của gia đình. Trước đây cây chanh có giá ở đất Lạc Thủy với nguồn thu nhập cao. Tuy nhiên, sau vài năm cây chanh mất giá do người trồng quá nhiều. Nguồn cung nhiều hơn cầu, nhiều gia đình chặt bỏ cây chanh, nhưng gia đình bà vẫn giữ lại. Năm nay, giá chanh tăng lên 12 nghìn đồng/kg. Hiện, gia đình bà thu hoạch ước hơn chục tấn quả.

Gần 10 năm trước, ở những diện tích xa, khó chăm sóc bà trồng cây dổi xen canh. Năm ngoái, cây bói và cho thu được vài chục triệu đồng. Năm nay, cây dổi sai quả, có cây đạt trên 10 kg hạt, giá bán trên 1 triệu đồng/kg. Với cách làm không đầu tư ồ ạt, theo phong trào, đa dạng nguồn thu, gia đình bà Thướng không chỉ sống được bằng nghề nông mà còn làm giàu. Bà được bình chọn là 1 trong 100 nông dân xuất sắc toàn quốc năm 2022.


Việt Lâm


Các tin khác


Tổng dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo đạt trên 865 tỷ đồng

(HBĐT) - Cho vay hộ nghèo là chương trình tín dụng được chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh triển khai thực hiện sớm nhất, quy mô tín dụng lớn nhất trong số các chương trình tín dụng chính sách mà chi nhánh đang thực hiện, trung bình mỗi năm tăng trưởng dư nợ đạt 5,5%.

Tập trung đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp vùng động lực

(HBĐT) - Vùng động lực của tỉnh gồm TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và phía Bắc huyện Lạc Thủy. Nhận thức rõ vùng động lực sẽ trở thành vùng phát triển năng động, nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân và tác động lan tỏa tới các vùng khác của tỉnh, ngành nông nghiệp đã chú trọng đến nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế, phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

Giám sát công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản công tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Sáng 28/9, đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã giám sát việc thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, đấu giá tài sản công (TSC) trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2020 - 2022. Đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các sở: TN&MT, Tài chính, Tư pháp.

Tập huấn quy trình cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức tập huấn quy trình cấp và quản lý mã số vùng trồng (MSVT), mã số cơ sở đóng gói (MSCSĐG) năm 2022 cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trên địa bàn tỉnh.

Cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy cho khách hàng

(HBĐT) - Để cung cấp điện với chất lượng tốt hơn, những năm qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, công ty nỗ lực giảm thời gian mất điện, cắt điện. Qua đó, cấp điện đảm bảo an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho khách hàng.

Mông Hóa đồng thuận xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) có 13 xóm, phố với hơn 1.800 hộ. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã luôn đồng thuận thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đang huy động các nguồn lực xây dựng xã NTM nâng cao với phương châm "lấy sức dân để lo cuộc sống cho dân".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục