Theo Bộ trưởng Công thương, để xảy ra hiện tượng thiếu hàng cục bộ trong hệ thống thương nhân phân phối và bán lẻ xăng dầu ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía nam là điều rất đáng tiếc và bất thường, nhất là khi tại thời điểm đầu tháng 10, cả nước còn tới 3 triệu m3 xăng dầu dự trữ.



Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận ở hội trường sáng 28/10. (Ảnh: DUY LINH)

Sáng 28/10, trong phiên thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình về tình hình cung ứng xăng dầu trên phạm vi cả nước thời gian qua. Đây là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.

Dự trữ xăng dầu bảo đảm đủ cung ứng đến hết tháng 11

Chia sẻ với băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng Công thương nêu rõ xăng dầu là vật tư chiến lược có ý nghĩa sống còn với mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, vấn đề quản lý, cung ứng, kinh doanh xăng dầu được giao cho 7 bộ, ngành, cơ quan chức năng và chính quyền 63 tỉnh, thành phố thực hiện.

Để làm tốt việc này đòi hỏi mỗi ngành, mỗi cơ quan chức năng ở Trung ương và chính quyền địa phương phải phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn, hiệu quả, nhất là trong bối cảnh thị trường thế giới và trong nước rất dị biệt như thời gian vừa qua.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, với sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành thông qua các công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn và cả chính sách xã hội, thị trường xăng dầu trong nước thời gian qua cơ bản ổn định, tổng nguồn cung được bảo đảm, giá cả hợp lý vào nhóm nước có mức bán lẻ thấp nhất trong khu vực và thế giới.

Theo Bộ trưởng, để xảy ra hiện tượng thiếu hàng cục bộ trong hệ thống thương nhân phân phối và bán lẻ ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía nam là điều rất đáng tiếc và bất thường, nhất là khi tại thời điểm đầu tháng 10, cả nước còn tới 3 triệu m3 xăng dầu.

"Tính cả dự trữ thương mại, sản xuất của các nhà máy trong nước và nhập khẩu trong kỳ của 34 doanh nghiệp đầu mối thì đủ nguồn cung cho đến gần hết tháng 11. Chưa kể các nhà máy sản xuất tiếp, các doanh nghiệp nhập khẩu tiếp theo kế hoạch” – Bộ trưởng cho hay.



Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Ngoài nguyên nhân khách quan của thế giới như đứt gãy nguồn cung, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, giá dao động trong biên độ lớn, tỷ giá ngoại tệ thay đổi hàng giờ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu một số nguyên nhân chủ quan trong nước dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn cung nêu trên.

Cụ thể, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất khó tiếp cận với vốn và bảo lãnh tín dụng của ngân hàng, zoom tín dụng hẹp, điều kiện vay thanh khoản khó khăn, tỷ giá ngoại tệ để nhập khẩu hàng thay đổi liên tục, biên độ giá giao động lớn dẫn đến rủi ro cao cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh khan hàng, nhiều chi phí phát sinh nhiều định mức lỗi thời nhưng chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chưa được phản ánh trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu nên doanh nghiệp càng làm càng lỗ, và trong cơ chế thị trường thì không gì ngoài quy luật cung cầu, quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận quyết định được hành động của doanh nghiệp.

"Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối không tự cứu được mình để làm ăn có lãi thì cũng không thể lấy đâu ra chiết khấu cho đại lý, cửa hàng bán lẻ nên đã tạo ra sự đứt gãy nhất thời, cục bộ ở khâu bán lẻ một số nơi” – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Một vài nguyên nhân khác cũng được tư lệnh ngành công thương đề cập, đó là thiên tai, bão lũ làm chậm các chuyến tàu, chuyến xe chở xăng dầu về cung ứng cho các đơn vị bán lẻ, hay nạn buôn lậu, làm giả xăng dầu với số lượng lớn cũng ảnh hưởng tới phân phối, kinh doanh xăng dầu trên một số địa bàn thời gian qua.




Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (đoàn Bạc Liêu) phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Ngoài ra, theo Bộ trưởng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có 146/332 thương nhân phân phối của cả nước, chiếm 44%. Khảo sát của ngành cho thấy, rất nhiều thương nhân phân phối đã ký hợp đồng mua hàng của nhiều doanh nghiệp đầu mối nhưng lại không thực hiện mua hàng thường xuyên. Vì thế, doanh nghiệp đầu mối không thể chủ động nguồn hàng trong kỳ cho hệ thống của mình.

"Khi khan hàng, các thương nhân phân phối quay lại mua hàng để phân phối cho hệ thống bán lẻ của mình đương nhiên sẽ không còn cơ hội và vì thế cũng gây ra tình trạng đứt gãy ở một số nơi” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm lưu thông thông suốt toàn hệ thống

Để kịp thời khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tham mưu cho cấp có thẩm quyền phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.

Trong đó, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, chia sẻ nguồn cung trong dự trữ thương mại của mình để kịp thời chi viện cho những địa bàn cần ứng cứu. Mặt khác, tiếp tục động viên, phân giao chỉ tiêu bổ sung cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp đầu mối để tăng sản lượng sản xuất và nhập khẩu để bảo đảm nguồn cung ra thị trường trong mọi tình huống.

Bộ cũng sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng, cơ quan và chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát của toàn hệ thống kinh doanh xăng dầu, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả phải rút giấy phép vĩnh viễn đối với các doanh nghiệp kinh doanh khi vi phạm nhiều lần, bảo đảm lưu thông thông suốt, duy trì hệ thống một cách hợp lý.

Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về tiếp cận nguồn vốn bảo lãnh tín dụng. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp xăng dầu có thể tồn tại, phát huy vai trò quan trọng của mình trong cung ứng cho xã hội mặt hàng đặc biệt này.



Các đại biểu tham dự phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội sáng 28/10. (Ảnh: DUY LINH)

Ngoài ra, để doanh nghiệp xăng dầu không lỗ hoặc lỗ thì cũng trong khả năng chịu được thời điểm thị trường xăng dầu có nhiều dị biệt, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành chức năng tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ và cùng các cơ quan chức năng theo thẩm quyền của mình tiếp tục sử dụng công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn xăng dầu và chính sách an sinh khi cần thiết để điều hành giá bán lẻ xăng dầu phù hợp với biến động giá thế giới, đáp ứng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định an sinh xã hội.

"Đặc biệt, cần khẩn trương rà soát, cập nhật, phản ánh định mức chi phí, tạo nguồn, chi phí phát sinh thực tế vào công thức tính giá cơ sở để các hoạt động tạo nguồn, cung ứng, phân phối xăng dầu diễn ra một cách thuận lợi và lành mạnh” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Cùng với đó, Bộ Công thương sẽ triển khai việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dự trữ xăng dầu nhằm kịp thời lấp đầy các lỗ hổng, lược bỏ sự chồng chéo về quản lý, điều hành của các chủ thể trong quy định hiện hành theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ.

TheoNhanDan



Các tin khác


Chương trình lựa chọn hóa đơn may mắn quý II, quý III năm 2022

(HBĐT) - Ngày 27/10, Cục Thuế tỉnh tổ chức Chương trình lựa chọn hóa đơn may mắn quý II, quý III năm 2022. 

Huyện Kim Bôi: Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97%

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về tiêu chí thành phần nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, từ đầu năm đến nay, huyện Kim Bôi thực hiện cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải tại xã Nam Thượng và thị trấn Bo. Duy trì hoạt động 8 bãi thu gom rác thải và các điểm thu gom rác thải sinh hoạt tại các xã.

 Huyện Mai Châu phát triển đồng bộ hạ tầng nông thôn 

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Châu lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định xây dựng huyện Mai Châu thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, là điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện và an toàn. Nhằm hiện thực hoá nghị quyết, UBND huyện đã quyết liệt chỉ đạo xây dựng quy hoạch, phát triển hạ tầng KT-XH cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị. Trọng tâm là tranh thủ, huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng, phát triển hạ tầng giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch. 


Xã Hòa Sơn xây dựng mô hình vườn mẫu hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Xã Hòa Sơn (Lương Sơn) là một trong những xã đầu tiên của tỉnh về đích nông thôn mới. Hiện nay, xã cũng đã hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới nâng cao. Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực vận động người dân xây dựng mô hình vườn mẫu hiệu quả kinh tế cao. Đây không chỉ là phải pháp nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân mà còn góp phần nâng tầm chất lượng nông thôn mới tại xã Hòa Sơn.

Hóa giải sức ép tỷ giá

Trong bối cảnh đồng USD đang tăng giá mạnh trên thị trường thế giới, tạo nhiều áp lực đến tỷ giá trong nước, không chỉ cơ quan điều hành mà bản thân các doanh nghiệp cũng phải xoay xở tìm cách hóa giải sức ép này. Trong vòng một tháng qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất điều hành lần thứ hai, trước đó là chủ động nới biên độ tỷ giá giao ngay, nhằm tạo sự linh hoạt hơn cho thị trường.

Cục thuế tỉnh tổ chức chương trình "hóa đơn may mắn"

(HBĐT) - Để khuyến khích người dân trên địa bàn lấy hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi mua hàng hóa, dịch vụ, góp phần tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, mua bán hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, bảo vệ quyền lợi cho người mua; khuyến khích người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, đồng thời tăng cường quản lý nguồn thu, tránh thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước, Cục Thuế tỉnh thực hiện chương trình "Hóa đơn may mắn” theo nguyên tắc lựa chọn ngẫu nhiên HĐĐT trên hệ thống HĐĐT tập trung của ngành Thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục