(HBĐT) - Trong quý IV hàng năm là thời điểm doanh nghiệp, người dân cần vốn để đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, hoàn thành kế hoạch năm và chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chỉ những khách hàng triển khai sản xuất - kinh doanh mới có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.


Ngân hàng HDBank mới đi vào hoạt động trên địa bàn TP Hòa Bình, đã tạo điều kiện giúp doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, từ đầu năm đến nay, mặc dù thắt chặt tín dụng đối với một số lĩnh vực rủi ro nhưng nhìn chung, các tổ chức tín dụng (TCTD) luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai sản xuất - kinh doanh. 

Tìm hiểu tại Agribank Hoà Bình trong những tháng cuối năm 2022, toàn chi nhánh còn dư địa tăng trưởng tín dụng cho vay khoảng 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại diện Agribank Hoà Bình, toàn bộ nguồn vốn trên chỉ giải ngân cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, vay tiêu dùng cá nhân được hạn chế tối thiểu. Còn lại việc cho vay bất động sản (BĐS), đầu tư chứng khoán hay các kênh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro khác không thể tiếp cận được nguồn vốn trên từ Agribank Hoà Bình. Bên cạnh đó, thời gian tới, với các khoản vay cũ liên quan đến BĐS sẽ được Agribank Hoà Bình dần rút vốn về ưu tiên cho sản xuất - kinh doanh. Được biết, hiện Agribank Hoà Bình có tổng dư nợ tín dụng khoảng 11.800 tỷ đồng với hơn 100.000 khách hàng, trong đó, riêng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70%. 

Theo đánh giá, Agribank Hoà Bình là một trong những ngân hàng chủ lực cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đầu năm đến nay, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng, góp phần hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng trưởng các ngành kinh tế của địa phương. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp với lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh.

Tính đến đầu tháng 11/2022, tổng nguồn vốn trên toàn địa bàn ước đạt 37.920 tỷ đồng, tăng 13% so với thời điểm 31/12/2021, trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư ước đạt 29.350 tỷ đồng, tăng 12,7% so với thời điểm 31/12/2021, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm khoảng 74%/vốn huy động.

Tổng dư nợ toàn địa bàn ước thực hiện đến hết tháng 10/2022 đạt 32.250 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm 31/12/2021, trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 42%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 58%/tổng dư nợ. 

Dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn ước đạt 16.343 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 51%/tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 23,6%/tổng dư nợ; các lĩnh vực ưu tiên khác dư nợ đạt thấp, như dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 40 tỷ đồng, dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 22 tỷ đồng. Lãi suất cho vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên từ 4,5%/năm, với các lĩnh vực khác khoảng 13%/năm hoặc cao hơn tuỳ vào thời gian, lĩnh vực vay vốn.

Thời gian tới, theo đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, bên cạnh các nhiệm vụ khác, đơn vị tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu, đặc biệt đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, quy định nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp với mức lãi suất hợp lý.

Hồng Trung


Các tin khác


Nâng cao giá trị và phát triển bền vững vùng cam

(HBĐT) - Đến thăm vườn cam rộng 2 ha của gia đình anh Nguyễn Văn Thái ở thị trấn Cao Phong, ấn tượng nhất là màu xanh mướt mắt, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Còn tại vườn nhà anh Đỗ Ngọc Hà ở xóm Lãi, xã Tây Phong, diện tích cam bị bệnh đã được xử lý kịp thời, đảm bảo phục hồi và phát triển tốt. Đây là 2 trong nhiều hộ gia đình ở huyện Cao Phong đang thực hiện tái canh cây cam theo hình thức phục hồi và cơ cấu lại sản xuất, hướng tới nâng cao giá trị và phát triển bền vững cây cam - cây trồng chủ lực nhất của huyện Cao Phong.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2022- 2023

(HBĐT) - Ngày 23/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2022- 2023. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Tân Lạc giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm vùng lõi hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Vùng hồ xã Suối Hoa (Tân Lạc) nằm trong quy hoạch vùng lõi khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình có tiềm năng rất lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, có nhiều dự án nghiên cứu, khảo sát và triển khai đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Cấp uỷ, chính quyền huyện đang tăng cường phối hợp các đơn vị liên quan, chỉ đạo hệ thống chính trị giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ nhà đầu tư (NĐT) triển khai dự án đã cam kết đầu tư, góp phần khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển KT-XH.

Trên những miền quê tươi đẹp ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Thời điểm này, đến với huyện Cao Phong, hẳn ai cũng ấn tượng với sắc màu vàng ruộm hấp dẫn của những vườn cam Cao Phong mọng nước, ngọt lành. Cam đã vào chính vụ thu hoạch nên vùng đất tươi đẹp này càng có sức hút mạnh mẽ đối với khách thập phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục