(HBĐT) - Nuông Dăm là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi, 98% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho bà con là nhiệm vụ quan trọng được cấp ủy, chính quyền cùng bà con nỗ lực thực hiện. Từ nguồn lực của các chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng được đầu tư, người dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.




Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị Quách Thị Huyền, thôn Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi. 

       Thời gian qua, xã Nuông Dăm được hưởng lợi nhiều chương trình, chính sách về giảm nghèo, chủ yếu là các dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và mô hình giảm nghèo, tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… Từ đó nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay.

       Từ nguồn vốn Chương trình 135 trước đây, nhiều công trình hạ tầng được hoàn thiện, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Năm 2020, công trình đường giao thông nông thôn xóm Ba Lầm, tổng nguồn vốn 700 triệu đồng; công trình cứng hóa đường giao thông nông thôn do Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup) hỗ trợ với tổng nguồn vốn 2.000 triệu đồng; công trình đường giao thông nông thôn xóm Ba Lầm (tuyến nhánh), tổng nguồn vốn 396,978 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều công trình sửa chữa mương bai phục vụ sản xuất được đầu tư: sửa chữa mương xóm Ba Lầm, bai Bụng, bai Đô (xóm Mỹ Thượng)… tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, giao lưu hàng hóa, phát triển sản xuất.

       Cùng với chú trọng phát triển hạ tầng, cấp ủy, chính quyền xã xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là động lực trong mục tiêu giảm nghèo. Từ định hướng đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị canh tác. Chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu, rau đậu các loại; phát triển kinh tế đồi rừng; chăn nuôi gia súc, gia cầm.

       Nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều gia đình đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Năm 2002, gia đình chị Quách Thị Huyền, thôn Ba Lầm vay 3 triệu đồng vốn chính sách đầu tư chăn nuôi. Sau khi trả đủ gốc, lãi tiếp tục được vay mở rộng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại. Đến nay, trang trại 1 ha của gia đình chị Huyền nuôi gần 2.000 con gà thương phẩm, 5 con lợn nái, mỗi năm thu về gần 400 triệu đồng.

       Song song với tạo điều kiện cho bà con vay vốn, xã quan tâm quy hoạch vùng sản xuất, chuyển giao KHKT để bà con áp dụng vào sản xuất. Phân công cán bộ xuống cơ sở "cầm tay chỉ việc", hướng dẫn bà con canh tác, phát triển kinh tế hộ gia đình. Năm 2018, địa phương được thụ hưởng chương trình dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo "Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nuôi bò sinh sản”, tổng kinh phí thực hiện dự án trên 520 triệu đồng. Năm 2020, nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững hỗ trợ bà con mua 21 máy phát cỏ, 16 tấn phân bón, tổng kinh phí 220 triệu đồng; hỗ trợ gà giống cho 20 hộ, mỗi hộ 40 con.

       Những chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước được triển khai kịp thời, đầy đủ, có hiệu quả, đúng quy định, người nghèo được tiếp cận kịp thời, hiệu quả. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 39,2% (387 hộ), cận nghèo 121 hộ (chiếm 12,3%). Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 24 triệu đồng.
       Mặc dù đời sống được cải thiện, song công tác giảm nghèo trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn. Đồng chí Quách Công Quy, Chủ tịch UBND xã Nuông Dăm trăn trở: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã còn cao. Nguyên nhân chính do một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đầy đủ, chưa có ý thức vượt khó vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và chăm lo của cộng đồng. Một số chính sách hỗ trợ còn ngắn hạn, chưa giải quyết được những vấn đề mang tính lâu dài. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo phát triển kinh tế hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân… Từ thực trạng này, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai các giải pháp để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo.

Thu Thủy

Các tin khác


Quýt cổ Nam Sơn được mùa, được giá

(HBĐT) - Khắp những sườn đồi dọc các xóm Tớn, Bương, Rồ, Xôm… ở xã Vân Sơn (Tân Lạc), quýt cổ Nam Sơn sai trĩu cành, các nhà vườn phải sử dụng que chống để cây không bị gãy, đổ. Dọc theo tuyến đường liên xóm, xe tải nối đuôi nhau thu mua quýt tận vườn. Bà con phấn khởi bởi chưa năm nào giá quýt cổ Nam Sơn cán mốc 40.000 đồng/kg như hiện nay.

Thắt chặt tín dụng bất động sản, chứng khoán, ưu tiên sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Trong quý IV hàng năm là thời điểm doanh nghiệp, người dân cần vốn để đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, hoàn thành kế hoạch năm và chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chỉ những khách hàng triển khai sản xuất - kinh doanh mới có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.

Công ty Điện lực Hòa Bình “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”

(HBĐT) - Năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát động chủ đề "Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”. Thực hiện chủ đề này, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định phục vụ phát triển KT-XH địa phương.

Xuất khẩu sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc sang thị trường Anh Quốc

(HBĐT) - Ngày 24/11, tại huyện Tân Lạc, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Tân Lạc và Công ty CP nông nghiệp hữu cơ FUSA tổ chức lễ xuất chuyến hàng sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc đầu tiên sang thị trường Anh Quốc. Dự lễ xuất hàng có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 

Nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Cao Phong được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Khu vực kinh tế tập thể, HTX được củng cố, đổi mới về tổ chức, chất lượng hoạt động được chú trọng. Sự liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế khác, hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp đang từng bước thúc đẩy HTX phát triển hiệu quả và bền vững hơn. Trong đó, nổi bật phải kể đến đóng góp của các HTX góp phần giữ vững và nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong.

Cơ hội quảng bá cam Cao Phong và nông sản chủ lực của địa phương

(HBĐT) - Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 được tổ chức từ ngày 25/11 - 2/12/2022. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh của huyện, trong đó nổi bật là sản phẩm cam Cao Phong đã nổi tiếng gần xa, cùng các nông sản chủ lực khác. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục