(HBĐT) - Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình hiện có 11 chi nhánh trực thuộc, 4 phòng, ban tại đơn vị với 198 công nhân, viên chức, có 106 lao động trình độ đại học và trên đại học, còn lại là lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, được đào tạo có chứng chỉ quản lý khai thác công trình thủy lợi và quản lý an toàn đập, hồ chứa. Công ty hiện được phân cấp quản lý, khai thác 511 công trình trên địa bàn tỉnh, trong đó có 208 hồ chứa, đập, bai dâng nước; 13 trạm bơm điện; 10 trạm thủy luân.


Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình quan tâm duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc tại các công trình thuỷ lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hàng năm, công ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác quản lý nước và công trình, đặc biệt là quản lý nước tại các hồ chứa; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi hưởng lợi từ các công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp với từng loại cây trồng, vì vậy đáp ứng được diện tích tưới tiêu theo kế hoạch và tích nước phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn đơn vị quản lý.

Trong năm 2022, tổng diện tích tưới tiêu phục vụ sản xuất trên 21.785 ha, đạt 100,29% kế hoạch; doanh thu gần 23,5 tỷ đồng, đạt 100,25% kế hoạch. Công ty đã ban hành quy trình vận hành cho 24 công trình hồ chứa nhỏ do công ty quản lý trên địa bàn toàn tỉnh; thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước đúng quy định. Xây dựng, trình phê duyệt phương án đảm bảo an toàn đập trong mùa mưa lũ và đảm bảo an toàn vùng hạ du đập cho 164 hồ. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên cơ sở Ban chỉ huy các đơn vị là nòng cốt, phối hợp các đơn vị tại địa phương lập kế hoạch thường trực và dự kiến vật tư thiết bị phòng, chống lũ bão, phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ khi có mưa bão xảy ra. Chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp các đơn vị trực thuộc kiểm tra hiện trạng công trình trước, trong và sau mùa mưa bão, tình hình hạn hán, lũ lụt, các thiết bị đóng mở để từ đó lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo ổn định cho công trình và an toàn trong công tác vận hành.

Năm 2022, các đơn vị trực thuộc đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hoàn thành tốt chiến dịch toàn dân làm thủy lợi được phát động 2 đợt trong năm, với khối lượng đất đào, đắp 765,9 nghìn m3, phát quang mái đập, kênh mương 685.944 m2, 88.269 ngày công lao động, kinh phí gần 5,9 tỷ đồng.

Công ty đã tập trung nguồn vốn ưu tiên cho công tác bảo trì các công trình. Năm 2022 đã phê duyệt sửa chữa 41 hạng mục công trình với kinh phí trên 4,8 tỷ đồng, các công trình hoàn thành đảm bảo chất lượng, phát huy tốt năng lực của công trình. Triển khai cắm mốc chỉ giới bảo vệ 2 công trình hồ tại huyện Lương Sơn, Kim Bôi, bàn giao mốc chỉ giới cho chính quyền địa phương quản lý theo quy định.

Bên cạnh đó, công ty làm tốt cung ứng dịch vụ cấp nước tưới tiêu cho các huyện, thành phố; trình đề nghị UBND tỉnh, các ngành chức năng bố trí nguồn vốn sửa chữa, đảm bảo an toàn cho nhiều công trình hồ tại các huyện. Đồng thời, trình bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2023 dự án lắp đặt 4 tổ máy bơm tại trạm bơm tiêu Quỳnh Lâm, TP Hòa Bình. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động về tiền lương, BHXH, khen thưởng, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.

Theo đồng chí Bùi Thanh Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình, năm 2023, công ty tiếp tục chủ động tận dụng sự ủng hộ của các cấp, ban, ngành T.Ư, của tỉnh làm tốt các nhiệm vụ được giao. Trong đó, phối kết hợp các cơ quan chức năng, UBND các huyện, xã và Nhân dân địa phương vùng hưởng lợi trong công tác quản lý, khai thác, bảo vệ công trình; thường xuyên kiểm tra công trình kịp thời phát hiện, xử lý sự cố. Chủ động tích nước hợp lý tại các hồ chứa, điều tiết nước tưới có hiệu quả, tiết kiệm. Thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão và phong trào Toàn dân làm thuỷ lợi. Tích cực khai thác các nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa công trình thuỷ lợi, cứng hoá hệ thống kênh mương. Đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức đội ngũ công nhân, viên chức. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, gắn phong trào thi đua với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Xây dựng mối đoàn kết vững mạnh từ công ty đến các đơn vị cơ sở... Đồng thời, mở rộng sản xuất, kinh doanh tổng hợp theo nhiệm vụ được giao bằng nhiều hình thức nhằm tăng nguồn thu nhập cho người lao động, đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Hồng Trung


Các tin khác


"Thắp sáng" kinh tế đêm" thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Tiến sỹ, nhà kinh tế học Lê Xuân Nghĩa từng nói "Dòng sông là cội nguồn tạo ra một thành phố”. Thực vậy, có lẽ ít miền quê nào trên đất nước Việt Nam không mang "trong lòng" một dòng sông.

Đưa nông sản chủ lực vươn xa

(HBĐT) - Vẫn là gà bản địa, cá sông Đà, cây ăn quả có múi, măng, mía tím... những nông sản đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh. Song, kể từ khi các doanh nghiệp, HTX, người dân bắt tay sản xuất theo các quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm như VietGAP, hữu cơ thì giá trị nông sản của tỉnh ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng tin tưởng, thị trường tiêu thụ mở rộng. Với "tấm vé thông hành” là các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, VietGAP, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu, những người sản xuất trên đất Mường đang có thêm cơ hội, điều kiện thực hiện khát vọng đưa nông sản Hòa Bình vươn ra thị trường lớn trong nước và thế giới.

Nhu cầu mua sắm của người dân mùng 5 Tết sẽ tăng hơn

Đại diện Bộ Tài chính tối 25/1 cho biết: Nhu cầu mua sắm của người dân ngày 5 Tết, tức ngày 26/1 sẽ tăng hơn so với mùng 4 Tết do nhu cầu đi lại của người dân trở về các thành phố lớn, chuẩn bị cho ngày đi làm từ mùng 6 Tết.

Làng nghề nhộn nhịp vào xuân

(HBĐT) - Trải qua nhiều thăng trầm, các làng nghề, làng nghề truyền thống (LNTT) lâu đời của tỉnh như làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu; rượu Mai Hạ, xã Mai Hạ (Mai Châu); làng nghề chế tác đá cảnh thôn Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy); chế tác gỗ lũa, xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn)… được bảo tồn và phát triển. Mỗi khi Tết đến, xuân về, không khí lao động của bà con trong làng nghề nhộn nhịp, khẩn trương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục