Ngày 24/2, tại thành phố Quy Nhơn, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023.


Đồng chí Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định trình bày tham luận tại Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023.

Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Hội Nhà báo Việt Nam và hơn 100 đại biểu là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương trong cả nước.

Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Việc lựa chọn tổ chức Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 tại thành phố Quy Nhơn là một vinh dự lớn cho tỉnh Bình Định. Đây là cơ hội để tỉnh Bình Định giới thiệu về hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh; là dịp thuận lợi để các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí của tỉnh nhà có cơ hội trao đổi, thảo luận, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế báo chí từ các cơ quan báo chí Trung ương, các địa phương trong thời kỳ kinh tế số phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Kinh tế báo chí là một vấn đề cấp thiết cần có lời giải đáp để báo chí Việt Nam phát triển; đặc biệt giải được bài toán kinh tế báo chí cũng giúp cho báo chí các địa phương có thể từng bước tự chủ tài chính, để có bước phát triển đột phá nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng Việt Nam; là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Đồng chí Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông cho rằng: Diễn đàn là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án "Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024” và chương trình công tác năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Diễn đàn sẽ góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá về thực trạng kinh tế báo chí, nguồn thu/hoạt động kinh tế trong các cơ quan báo chí hiện nay; chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan báo chí trong việc thực thi chính sách liên quan tới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ; chia sẻ một số mô hình kinh tế báo chí và gợi mở cho hoạt động kinh tế báo chí ở nước ta...

Nhà báo Ngô Việt Anh, Phó Trưởng ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân dân chia sẻ, hiện nay, nhiều cơ quan báo chí chưa rạch ròi giữa việc tuyên truyền và truyền thông chính sách. Đây là nguồn thu rất lớn của các cơ quan báo chí, thậm chí là nguồn thu quan trọng. Hiện, các cơ quan báo chí có quan tâm nhưng chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, Nhà báo Ngô Việt Anh còn cho rằng: Việc chuyển đổi số trong nội tại cơ quan báo chí đang gặp nhiều vấn đề. Chuyển đổi số trên mạng xã hội chưa được tất cả cơ quan báo chí chú trọng, một số chỉ cho rằng đó là kênh phát tán chứ chưa chú trọng chính vào môi trường này”.

Ngoài ra, tại Diễn đàn, các đại biểu cũng đã đưa ra một số giải pháp cho kinh tế báo chí như "chuyển đổi số báo chí” nhằm thay đổi toàn diện hoạt động tòa soạn từ quản trị nhân lực, sản xuất, tối ưu hóa dữ liệu, đến quy trình xuất bản, phân phối nội dung nhằm tạo ra một tòa soạn/tổ hợp báo chí hội tụ đa phương tiện, kết nối thuận tiện với độc giả, bảo đảm vai trò trụ cột trong định hướng thông tin và dư luận xã hội. Chuyển đổi số cũng gắn với phát triển kinh tế số, đa dạng hóa nguồn thu, tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới...

Các đại biểu cũng đề cập đến vai trò của công nghệ đối với kinh tế báo chí như: thu hút thêm lượng truy cập, giữ chân độc giả, tăng doanh thu quảng cáo và phát triển thêm các mảng doanh thu khác. Đề xuất hợp tác về hạ tầng công nghệ số với cơ quan báo chí. "Cơ chế đặt hàng” báo chí trong việc truyền thông chính sách, đây sẽ là một trong những phương thức thúc đẩy kinh tế báo chí trong thời gian tới, giúp cơ quan báo chí vừa tăng được doanh thu, vừa thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.


Theo Nhandan

Các tin khác


Huyện Mai Châu tăng cường quản lý đất đai

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác quản lý đất đai được huyện Mai Châu chú trọng, tăng cường thực hiện. Đến nay, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được mục tiêu đề ra, tạo điều kiện cho người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp để thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật, giúp công tác quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

Xây dựng chính quyền đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư

(HBĐT) - Với quan điểm nhất quán "Luôn đồng hành cùng sự phát triển của các nhà đầu tư (NĐT)”, tỉnh Hòa Bình đang triển khai những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp (DN), NĐT nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư vào những lĩnh vực: đô thị, sinh thái du lịch, nông nghiệp, công nghiệp gắn với phát triển đô thị, thực hiện mục tiêu khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế hướng về Thủ đô Hà Nội, theo phương châm phát triển xanh, bền vững.

Bộ chỉ số DDCI - “cú huých” cải thiện thực chất môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Qua 2 năm triển khai thực hiện Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (DDCI) đã tạo chuyển động thực chất, mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức, hành động của các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp (DN); hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ, đồng hành cùng DN, cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, tạo động lực bứt phá, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế địa phương.

Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 39% - 46,16%

(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 208/QĐ-UBND, ngày 13/2/2023 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đoàn công tác Cameroon thăm mô hình nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình tập huấn về nuôi cá rô phi cho các kỹ sư thủy sản Cameroon, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I vừa tổ chức đoàn công tác tham quan, học hỏi kinh nghiệm mô hình nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục