(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.


Dự án khu đô thị mới Trung Minh A triển khai trên địa bàn phường Trung Minh, TP Hoà Bình.

Dự án KĐTM Trung Minh A tại phường Trung Minh (TP Hòa Bình) do Công ty TNHH KĐTM Trung Minh làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 1.665 căn nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự, tổng mức đầu tư khoảng 1.126 tỷ đồng; xây dựng một khu đô thị sinh thái đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, văn minh, hiện đại, từ đó góp phần chỉnh trang đô thị, phát huy tối đa thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng với các tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Dự án có tổng diện tích 83,5 ha, chủ yếu thu hồi đất (THĐ) nông nghiệp của các hộ tại tổ dân phố Trung, Miều, phường Trung Minh.

Về công tác GPMB, đến nay đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 281 hộ với diện tích khoảng 44,6 ha, tương đương 151,4 tỷ đồng. Hiện còn 58 hộ gia đình, cá nhân chưa nhận tiền bàn giao mặt bằng, diện tích khoảng 13 ha. Bên cạnh đó có 8 đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi, đá dọc bờ sông Đà cần phải di chuyển.

Giữa năm 2022, với lý do đơn giá đền bù, hỗ trợ thấp, một số hộ dân đã ngăn cản thi công dự án. Chính quyền thành phố và địa phương đã tổ chức đối thoại với các hộ, tuy nhiên đến trung tuần tháng 8/2022, khi chủ đầu tư thi công, các hộ tiếp tục cản trở.

Dự án được chấp thuận nhà đầu tư năm 2019 và thông báo THĐ triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2020. Tại thời điểm triển khai thực hiện, các hộ gia đình, cá nhân chấp hành chủ trương THĐ, đồng thuận cao trong việc bồi thường, hỗ trợ, nhiều hộ đã nhận tiền từ chủ đầu tư và ký kết bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, do chưa có văn bản của Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi đất trồng lúa dự án, làm kéo dài thời gian công tác bồi thường, hỗ trợ để đợi đủ thủ tục. Đến khoảng tháng 7, 8/2022, giá đất ở nhiều nơi tại địa phương tăng cao (hiện tượng sốt đất), cộng với việc trên mạng xã hội có nhiều trang rao bán đất của chính dự án với giá cao; một số dự án thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại khu vực phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình) giá cao; một số dự án nhà ở tự hỗ trợ chi trả tăng thêm, dẫn tới việc phản ứng từ phía người có đất thu hồi, yêu cầu chủ đầu tư bán có lãi phải chia sẻ lợi nhuận. Nhiều hộ gia đình, cá nhân giữ lại đất đã bàn giao mặt bằng, tập trung đông người, cản trở thi công tạo áp lực đòi chi trả thêm, gây khó khăn, phức tạp cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án.

Chủ tịch UBND phường Trung Minh Phạm Nhật Thăng Dũng cho biết: Giá đất tăng cao nên người dân có sự so sánh với các dự án trong khu vực thành phố nên bà con chưa đồng thuận, đề nghị chủ đầu tư chia sẻ lợi nhuận. Bà con cho rằng, Nhân dân bị thu hồi 100% đất nông nghiệp, với mức giá hỗ trợ đền bù so với thị trường hiện nay là thấp, trong khi chủ yếu là làm nghề sản xuất nông nghiệp, độ tuổi cao, nên đề nghị chủ dự án hỗ trợ an sinh thêm 325.000 đồng/m2 để bảo đảm cuộc sống sau khi bị THĐ.

UBND TP Hoà Bình và địa phương đã phối hợp chủ đầu tư tổ chức các buổi tiếp xúc, đối thoại, vận động, tuyên truyền giải quyết các kiến nghị, đề xuất của người dân theo quy định. Qua các buổi đối thoại, tuyên truyền, vận động, các hộ ủng hộ chủ trương của Nhà nước THĐ thực hiện dự án, chỉ đề nghị hỗ trợ thêm để bớt phần khó khăn do bị thu hồi hết đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, chuyển đổi nghề và ổn định đời sống gặp nhiều khó khăn.

Vừa qua, UBND TP Hoà Bình đã họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB dự án KĐTM Trung Minh A, đồng thời xem xét việc Công ty TNHH KĐTM Trung Minh đề xuất hỗ trợ an sinh xã hội nhằm giảm khó khăn, đảm bảo ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Đại diện chủ đầu tư dự án đề xuất mức hỗ trợ thêm là 100.000 đồng/m2 đất nông nghiệp. Các đại biểu dự họp tán thành với mức hỗ trợ nêu trên.

Mới đây nhất, tổ công tác của UBND tỉnh thực hiện dự án trọng điểm của tỉnh liên quan đến các dự án nhà ở thương mại đã tổ chức đối thoại với sự tham gia của khoảng 200 hộ dân. Trên cơ sở đó làm rõ một số nội dung, về cơ bản Nhân dân đồng thuận. Nhà đầu tư mong muốn được tạo điều kiện để triển khai dự án theo kế hoạch.


Lê Chung


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục