Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh
Thứ ba, 28/3/2023 | 8:51:13 Sáng
(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
Agribank chi nhánh Hòa Bình thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh hiện có Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh và 9 chi nhánh ngân hàng thương mại, gồm: Agribank, BIDV, Vietinbank, VCB, VPBank, LienVietPostbank, MBbank, BacAbank, HDbank và Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài ra, trong hệ thống còn có Quỹ tín dụng nhân dân.
Thống kê về khối doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh hiện có 4.296 doanh nghiệp, 486 HTX. Hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn đều có nhu cầu vay vốn phục vụ thúc đẩy SX-KD.
Trong bối cảnh hiện nay, ngành Ngân hàng đã và đang tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đầu tư phát triển SX-KD, tạo thêm nhiều việc làm mới, phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, xã hội.
Tính đến 31/1/2023, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương của các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 40.546 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt 34.220 tỷ đồng, trong đó, cho vay doanh nghiệp 7.656 tỷ đồng với 1.203 doanh nghiệp, chiếm 22,4%/tổng dư nợ; dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 16.535 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,3%/ tổng dư nợ; dư nợ 11 HTX với 34 tỷ đồng; cho vay cá nhân và hộ gia đình SX-KD 24.449 tỷ đồng.
Để hoạt động tín dụng hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp, thời gian qua, NHNN chi nhánh tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, NHNN chi nhánh tỉnh thường xuyên phối hợp với các đơn vị ký quy chế, chương trình phối hợp công tác để trao đổi, cung cấp thông tin về định hướng chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN Việt Nam. Phối hợp công tác với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh để kịp thời nắm bắt thông tin và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Theo đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc phụ trách NHNN chi nhánh tỉnh cho biết, đến nay, ngành Ngân hàng đã tổ chức 67 hội nghị đối thoại, buổi làm việc cùng doanh nghiệp với tổng số tiền cam kết cho vay 9.230 tỷ đồng; dư nợ cho vay theo các chương trình đã ký kết 6.552 tỷ đồng, doanh số cho vay (lũy kế từ đầu năm) là 7.655 tỷ đồng; có 1.273 khách hàng được hỗ trợ, trong đó 1.203 khách hàng doanh nghiệp và 70 đối tượng khác. Cùng với đó, các ngân hàng, TCTD trên địa bàn tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.
Trên thực tế, quá trình triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng có những rào cản nhất định, bởi cơ chế, chính sách chung. NHNN chi nhánh tỉnh cùng các ngân hàng, đội ngũ doanh nghiệp đã nhận diện một số vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng và đang tích cực có những kiến nghị, triển khai tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn theo hướng tốt nhất.
Trong thẩm quyền của mình, NHNN chi nhánh tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, TCTD chấp hành nghiêm túc quy định về lãi suất; đẩy mạnh huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực SX-KD, các lĩnh vực ưu tiên, dự án, phương án vay vốn khả thi, nhu cầu mua nhà ở của người dân, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ hiệu quả cao, có khả năng trả nợ, đáp ứng điều kiện theo quy định.
Đồng thời, tiếp tục giám sát các TCTD trong việc thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 2% và thực hiện đồng thuận lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cùng các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả trong thời gian tới.
(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.
(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.