Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.



Toàn cảnh Nhà máy Ðiện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1. (Ảnh Văn Toàn)

Với quy mô nền kinh tế vượt mốc 400 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4.000 USD, Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng có thể nắm bắt cơ hội mới từ kinh tế số, kinh tế xanh để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực và bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Doanh nghiệp là lực lượng chủ công

Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó là ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và Ðề án phát triển kinh tế tuần hoàn. Các nhiệm vụ xuyên suốt của khung chính sách này là phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức để tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Ðây được coi là chìa khóa bảo đảm cho việc thực hiện thành công các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030; đồng thời tạo cơ hội để Việt Nam tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Ðây được coi là chìa khóa bảo đảm cho việc thực hiện thành công các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030; đồng thời tạo cơ hội để Việt Nam tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Trong quá trình đó, cộng đồng doanh nghiệp được xác định là nhân tố trọng tâm, đóng vai trò quan trọng. Những năm gần đây, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của mình trong chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, theo đánh giá của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mức độ hiểu biết quy định về môi trường của doanh nghiệp Việt Nam hiện mới ở giai đoạn ban đầu, chỉ 31% doanh nghiệp tư nhân trong nước cho biết họ hiểu rõ các quy định về môi trường. Về mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho đổi mới, thực hành mới xanh, việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên cũng chỉ diễn ra ở khoảng một nửa số doanh nghiệp trong lĩnh vực thâm dụng năng lượng như sản xuất, vận tải, xây dựng.

Ðáng chú ý, ông Ðậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký VCCI cho biết 44% doanh nghiệp trong nước và 38% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thừa nhận chưa tuân thủ đầy đủ các quy định môi trường. "Mặc dù có 91% doanh nghiệp cho rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền địa phương nhưng tỷ lệ doanh nghiệp nhận thấy chính họ cũng cần có trách nhiệm lại thấp hơn", ông Ðậu Anh Tuấn thông tin.

Cho rằng thế giới đang ở trên đỉnh một cuộc cách mạng xanh và Việt Nam có tiềm năng mở đường tới một tương lai bền vững, thịnh vượng, ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam khuyến nghị Chính phủ cần khuyến khích người dân và doanh nghiệp tiếp cận, đầu tư vào năng lượng tái tạo bên cạnh việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Ðể giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, cần hoàn thiện Quy hoạch điện VIII và có chiến lược bù đắp cho năng lượng từ than. Các vấn đề về rác thải và thiếu nước cũng có thể được giải quyết với mô hình kinh tế tuần hoàn. "Mặc dù có tiến bộ trong việc triển khai luật về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, chúng tôi vẫn khuyến nghị Việt Nam nên tăng cường thực thi các quy định về chất thải và thúc đẩy việc thay thế hoặc dùng nhựa phân hủy cho đến khi nhựa được loại bỏ về cơ bản", ông Gabor Fluit nói.

"Thước đo" kinh tế xanh

Cuối năm 2022, Việt Nam và các đối tác quốc tế, trong đó có Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận lịch sử về Ðối tác chuyển đổi năng lượng công bằng. Theo đó, từ nay đến năm 2030 cần nguồn lực tài chính khoảng 15-16 tỷ USD/năm để thực hiện mục tiêu thỏa thuận. Ðây là con số tương đối lớn, đòi hỏi phải có sự phối hợp công-tư. Theo ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước này đang tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Việt Nam, điển hình là các dự án điện gió ngoài khơi. Doanh nghiệp Anh quốc cũng nhìn nhận rõ và hành động cụ thể hơn, một số ngân hàng đã cam kết hỗ trợ thu xếp nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp cho các dự án, doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Ðể thực hiện mục tiêu lượng phát thải đạt đỉnh vào năm 2035 và hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam sẽ cần khoảng 380 tỷ USD. Ðây là một nguồn lực rất lớn, chủ yếu đến từ khu vực tư nhân. Ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho biết: Ðể thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để có chính sách phù hợp nhằm loại bỏ các rủi ro pháp lý, đồng thời phân bổ các rủi ro khác một cách hiệu quả giúp cho việc đầu tư của doanh nghiệp vào giảm phát thải khí nhà kính có chi phí thấp hơn.

Ðể thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để có chính sách phù hợp nhằm loại bỏ các rủi ro pháp lý, đồng thời phân bổ các rủi ro khác một cách hiệu quả giúp cho việc đầu tư của doanh nghiệp vào giảm phát thải khí nhà kính có chi phí thấp hơn.

Ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên (VBF) năm 2023 được tổ chức mới đây, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã tham mưu cho Chính phủ các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững; đồng thời đưa ra những cam kết, lộ trình cụ thể, nâng cao trách nhiệm cộng đồng bên cạnh việc thực hiện đầu tư kinh doanh có hiệu quả cũng như khẳng định trách nhiệm đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Tổng hợp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI đề xuất Chính phủ tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật, quy định về môi trường tới kinh tế xanh và phát triển bền vững; tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin chính sách, quy định về môi trường, kinh tế xanh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp; xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách về tăng trưởng xanh cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ sạch.

Ðáng lưu ý, VCCI đang xây dựng và sẽ công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) trong năm 2023. PGI là bộ chỉ số độc lập đánh giá môi trường kinh doanh xanh cấp tỉnh, mức độ tuân thủ pháp luật về môi trường, thực trạng ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản lý và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư xanh của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường. Việc xây dựng, công bố PGI cũng nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương sử dụng trong hoạch định chính sách về đầu tư và môi trường, trong điều hành, quản lý nhà nước và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh của các địa phương.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, nhiều thách thức khó khăn nhưng cũng mở ra không ít cơ hội. Trong bối cảnh đó, Chính phủ quyết tâm triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh nhằm thực hiện các cam kết quốc tế mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vai trò là thành viên tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và cũng là con đường để trở thành quốc gia thịnh vượng.

Theo NhanDan.com.vn




Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục