(HBĐT) - Công trình đường Ngòi Hoa - quốc lộ 6 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khắc phục thế độc đạo quốc lộ 6 Tân Lạc, tạo hệ thống giao thông liên hoàn, thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực và phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình. Tuy nhiên, dự án đang gặp khó khăn về thủ tục chuyển đổi đất rừng, đất lúa, di dời hạ tầng trên truyến...

 


Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công cầu cạn khu vực xã Mỹ Hòa (Tân Lạc).

Dự án đường Ngòi Hoa - quốc lộ 6 được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 377, ngày 9/12/2020; Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình phê duyệt tại Quyết định số 2650, ngày 12/11/2021; Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại Quyết định số 3193, ngày 3/11/2022, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Tân Lạc làm đại diện chủ đầu tư.

Dự án có tổng mức đầu tư 305 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 295 tỷ đồng, ngân sách huyện 10 tỷ đồng, được khởi công từ cuối năm 2022, theo kế hoạch hoàn thành sau 24 tháng. Tổng chiều dài toàn tuyến là 14,86 km, gồm 1 tuyến chính và 1 tuyến nhánh.

Đường Ngòi Hoa - quốc lộ 6 được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi. Điểm đầu giao với quốc lộ 6 tại km 108+500, thuộc địa phận xã Phong Phú; điểm cuối giao với đường tỉnh 435 tại km 20+480, thuộc địa phận xã Suối Hoa. Nền đường 7,5 m, mặt đường 5,5 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa dày 7 cm.

Đồng chí Đinh Duy Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Đây là công trình trọng điểm của huyện nhằm đáp ứng yêu cầu đi lại, giao thương, thúc đẩy phát triển KT-XH các xã trong khu vực, kết nối hạ tầng giao thông, khai thác tiềm năng du lịch vùng hồ Hòa Bình - Tân Lạc - Mai Châu. UBND huyện Tân Lạc chỉ đạo cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý đất đai, phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư giải quyết những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân đồng thuận, chấp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư. Cấp uỷ, chính quyền huyện tăng cường phối hợp các đơn vị liên quan, chỉ đạo hệ thống chính trị giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công theo kế hoạch.

Tuy nhiên, việc triển khai dự án đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Công trình có tổng chiều dài 14,86 km, có nhiều đoạn là tuyến mở mới, trong ranh giới thực hiện có đi qua đất rừng phòng hộ (6,74 ha), rừng sản xuất (7,17 ha), đất quốc phòng (11,71 ha), đất trồng lúa… Các thủ tục điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần nhiều thời gian thực hiện. Ngoài ra, phải di chuyển nhiều cột điện hạ thế, trạm biến áp, nâng cao đường dây truyền tải điện, cột viễn thông trên tuyến đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Huyện đề nghị tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan hỗ trợ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa, đất quốc phòng, xây dựng hạ tầng lưới điện để triển khai thực hiện dự án quan trọng này. UBND huyện cam kết chủ động trong công tác tuyên truyền, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án.


Lê Chung

Các tin khác


Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà ri bản địa tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Từ hộ có kinh tế khó khăn, được tiếp cận vốn vay, khoa học kỹ thuật thông qua hỗ trợ của các tổ chức hội, đoàn thể, gia đình anh Bùi Văn Huế, xóm Đảng 2, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) bắt tay vào thực hiện mô hình lò ấp trứng và chăn nuôi giống gà ri bản địa mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Năm 2017, anh Huế vận động một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã thành lập HTX chăn nuôi và cung ứng gà Chí Thiện. Đến nay, HTX có 10 thành viên, chuyên cung cấp gà thương phẩm và gà giống cho thị trường. HTX góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Trung Quốc đón lô khoai lang đầu tiên nhập khẩu từ Việt Nam

Trung Quốc mới đây đã nhập khẩu chính ngạch lô hàng khoai lang tím đầu tiên của Việt Nam qua cửa khẩu Thủy Khẩu ở huyện Long Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Huyện Mai Châu: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ những lợi thế sẵn có

(HBĐT) - Xác định phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là hướng đi tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho người lao động, góp phần tích cực phát triển KT – XH. Những năm qua, huyện Mai Châu đã huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm khai thác các thế mạnh của địa phương để phát triển các ngành nghề CN - TTCN.

Chị Yến thoát hộ cận nghèo từ vốn vay chính sách

(HBĐT) - Là hội viên phụ nữ xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy), bắt tay vào khởi nghiệp từ những năm 2004 - 2005, khi đó, gia đình chị Vũ Thị Yến đã đưa cây bưởi Diễn vào sản xuất, mới đầu trồng thí điểm khoảng 250 cây. Đến năm 2008 - 2009, nhận thấy cây bưởi Diễn khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, cho thu nhập ổn định, cao hơn các loại cây trồng nông nghiệp ngắn ngày khác, gia đình chị tiếp tục chuyển đổi cây trồng và trồng mới thêm 200 cây bưởi Diễn, đến nay, tổng số có 450 cây bưởi đã cho thu hoạch. Quá trình sản xuất cũng gặp không ít khó khăn về điều kiện thời tiết, dịch bệnh, nguồn vốn, nguồn nước, điện phục vụ sản xuất... Năm 2019, gia đình chị được Hội Phụ nữ xã Ngọc Lương đứng ra nhận ủy thác tín chấp với Ngân hàng NN&PTNT vay 100 triệu đồng, giúp gia đình chuyên tâm, có điều kiện hơn để đầu tư, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Đầu tư công nghệ và xây dựng chính sách cho nông nghiệp tuần hoàn

Cùng với xu hướng chung của thế giới, nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam hiện đang được đẩy mạnh triển khai và ứng dụng. Tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn còn hạn chế trong khi tiềm năng khai thác là vô cùng lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục