(HBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU, ngày 6/12/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới, UBND tỉnh đã chỉ đạo nhiều giải pháp trọng điểm nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển KTTT tại địa phương.


Hợp tác xã mây tre đan xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn xã.

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã nỗ lực tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và tham gia phối hợp các ngành, các cấp trong xây dựng chủ trương, chính sách phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh. Trong đó đã tham mưu xây dựng Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 14/12/2021 của BTV Tỉnh uỷ về khuyến khích hộ cá thể, doanh nghiệp tham gia HTX đến năm 2025; Quyết định số 2434/QĐ-UBND, ngày 26/10/2022 của UBND tỉnh phê duyệt đề án "Hỗ trợ xây dựng, tổng kết mô hình HTX hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị quy mô cấp tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025”... Các văn bản của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh là cơ sở pháp lý quan trọng định hướng và thúc đẩy kinh tế hợp tác của tỉnh phát triển. 

Với cơ chế, chính sách đồng bộ, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho các HTX, tổ hợp tác (THT) phát triển theo hướng bền vững, ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và liên kết, kết nối để tạo ra các chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể: Liên minh HTX đã chủ trì, phối hợp các huyện/thành phố hướng dẫn HTX xây dựng hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí thành lập mới, đề xuất Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quyết định giao 570,18 triệu đồng ngân sách tỉnh hỗ trợ thành lập mới, chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 cho 63 HTX trong giai đoạn 2018 - 2020. Tham mưu phân bổ kinh phí nguồn vốn sự nghiệp từ Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng NTM để thực hiện chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực cho 184 cán bộ quản lý trong các HTX nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX được tiếp cận thông tin về sản xuất an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và liên kết chuỗi giá trị; chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, điều hành hoạt động; quản trị marketing, kỹ năng bán hàng online... Phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí nguồn vốn từ CTMTQG xây dựng NTM để thực hiện chính sách liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Lựa chọn, giới thiệu HTX thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Làm việc với các doanh nghiệp, HTX để kết nối, xúc tiến hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Kết nối cung cầu cho các HTX nông nghiệp sản xuất quy mô lớn với các nhà máy chế biến, doanh nghiệp tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, thông qua lồng ghép tại các hội nghị chuyên ngành do Sở và Bộ NN&PTNT tổ chức, từ đó giúp hình thành các vùng nguyên liệu liên kết chuỗi cung ứng bền vững trên địa bàn tỉnh. 

Đến nay, toàn tỉnh có 597 tổ chức KTTT hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh ổn định, gồm: 433 HTX, 3 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), 164 THT. Bên cạnh đó còn 88 HTX và 40 THT ngừng hoạt động, 1 QTDND thuộc diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức KTTT thu hút 12,46 nghìn thành viên và 29,4 nghìn người lao động tham gia, trong đó có 12.578 lao động thường xuyên, 16.827 lao động thời vụ. 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu bình quân 1 HTX đạt 1,3 tỷ đồng; 106 triệu đồng/THT. Lợi nhận bình quân 143 triệu đồng/HTX, 31,2 triệu đồng/THT; chênh lệch thu nhập - chi phí bình quân 2.923 triệu đồng/ QTDND. Thu nhập bình quân người lao động trong HTX đạt 4,4 triệu đồng/tháng. Trong đó, 305 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành hàng đã giúp các địa phương thực hiện tốt giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KHKT, công nghệ mới, hình thành các vùng hàng hoá tập trung, có quy mô; giúp thành viên và người dân giảm đáng kể chi phí sản xuất, ổn định đầu ra và nâng cao giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, lĩnh vực phi nông nghiệp có 129 HTX hoạt động (51 HTX công nghiệp - xây dựng, 25 HTX thương mại - dịch vụ, 17 HTX giao thông vận tải, 13 HTX dịch vụ điện năng) được tổ chức, quản lý và hoạt động tương đối bài bản, ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện duy trì 3 QTDND hoạt động tương đối ổn định, tổng nguồn vốn 574 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của thành viên. 

Liên minh HTX tỉnh giữ vững vai trò nòng cốt thúc đẩy phát triển KTTT; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức KTTT, là cầu nối quan trọng giữa cấp uỷ, chính quyền địa phương với thành phần KTTT. Trong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thành viên, hướng dẫn, chia sẻ thông tin, vận động và tham gia thực hiện các chính sách đối với KTTT, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh. 

Đinh Hòa

Các tin khác


Khuyến khích nông dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Đổi mới tư duy, thay đổi cách tiếp cận sẽ tạo ra nhiều không gian phát triển mới, những giá trị mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là cơ sở để thực hiện hiệu quả chiến lược xây dựng ngành nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Nắm bắt điều này, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên nông dân (HVND) từng bước thay đổi tư duy sản xuất, phát huy vị thế làm chủ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Đổi mới công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị

(HBĐT) - Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) của tỉnh đạt 38%. Nhận định tỷ lệ ĐTH là một trong những chỉ tiêu khó thực hiện, đòi hỏi sự nỗ lực và vào cuộc từ rất sớm, trên cơ sở bám sát các chương trình, kế hoạch hành động, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ ĐTH.

Kinh tế Việt Nam quyết tâm vượt khó trong năm 2024

Nửa chặng đường của năm 2023 vừa đi qua cũng là đến thời điểm Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Cơ hội nào cho ngành ngân hàng từ các chính sách mới được thực thi?

Theo kết quả khảo sát vào tháng 6/2023 của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), cơ hội từ những chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang được rất nhiều ngân hàng nhận định sẽ là yếu tố quan trọng, nâng đỡ ngành tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới đây.

Huyện Lạc Thủy xây dựng điểm đến du lịch dịch vụ chất lượng cao

(HBĐT) - Với lợi thế về địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, giao thông thuận tiện, huyện Lạc Thủy có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh và du lịch lễ hội.

Cựu chiến binh xã Thanh Hối sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách

(HBĐT) - Thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Tân Lạc, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Thanh Hối đã đầu tư các mô hình phát triển kinh tế. Đến nay có hàng trăm hội viên CCB trong xã được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Tính đến hết năm 2022, toàn hội chỉ còn 3 hộ nghèo, chiếm 0,6%, thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên CCB đạt 58 triệu đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục