(HBĐT) - Những năm qua, hạ tầng lưới điện trong tỉnh được đầu tư, cải tạo nên chất lượng điện năng đã nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

 


Những năm qua, hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh được đầu tư, cải tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Ảnh chụp tại xã Xuất Hóa (Lạc Sơn). 

 
Những năm trước đây, hạ tầng lưới điện ở nhiều khu vực nông thôn trong tỉnh xuống cấp, chất lượng điện năng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Cùng với đó, nhiều khu vực chưa có đường dây 0,4kV nên phải tự kéo điện bằng cột tre, gỗ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, chất lượng điện năng thấp. Để nâng cao chất lượng điện năng, thời gian qua, hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, cải tạo. Xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) những năm trước được coi là điểm "nóng” về điện tự kéo, điện "đom đóm”. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, đường dây 0,4kV được đầu tư kéo đến các khu dân cư, cùng với đó là một số trạm biến áp được cấy mới.

Anh Bùi Văn Sơn, người dân xóm Khải Cai, xã Quyết Thắng cho biết: "Trước đây, nhiều hộ dân trong xóm phải dùng cột tre để kéo điện, có hộ kéo xa đến 1km. Vào những khung giờ cao điểm điện rất yếu. Đặc biệt vào mùa mưa bão, cột điện bị mục nát, gãy đổ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Hiện nay chất lượng điện đã được cải thiện, an toàn cho người dân sử dụng. Có nguồn điện đảm bảo, một số hộ dân mở quán bán hàng, nhờ đó kinh tế cải thiện, thu nhập nâng cao hơn". Cùng với hạ tầng về điện, xã Quyết Thắng được quan tâm đầu tư đường giao thông. Đây là những động lực quan trọng để xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn này đẩy nhanh chương trình xây dựng NTM.

Xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) trước đây có hơn 30 hộ cũng phải kéo điện khá xa để sử dụng, chất lượng điện chỉ đủ phục vụ các nhu cầu tối thiểu. Sau khi thực hiện di dân tái định cư, xóm được đầu tư đường điện đảm bảo. Bí thư chi bộ xóm Lau Bai Lý Công Hoàng chia sẻ: Từ khi xây dựng NTM, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao. Điều đó có được là nhờ đường giao thông thuận lợi và đường dây điện lưới quốc gia được đầu tư mới, đảm bảo đủ điện để sinh hoạt, sản xuất. Đà Bắc là huyện vùng cao địa hình phức tạp, dân cư phân bố rải rác nên việc đầu tư hạ tầng lưới điện gặp không ít khó khăn. Song gần đây, hạ tầng lưới điện trên địa bàn huyện đã, đang được quan tâm đầu tư, cải tạo.

Những năm qua, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, tin cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan. Hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 7.156,67 km. Trong đó, đường dây trung thế 2.728,03 km, đường dây hạ áp 4.428,64 km. Đang thực hiện nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn 26 xã, thuộc 5 huyện, gồm xây dựng mới khoảng 35,665 km đường dây trung áp, 45 trạm biến áp với tổng dung lượng khoảng 6.385kVA; khoảng 76,582 km đường dây hạ áp và lắp đặt mới khoảng 1.379 công tơ. Với những nỗ lực đó, hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, chất lượng cấp điện ổn định, người dân được hưởng giá điện theo quy định. Hiện tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều đạt tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng NTM. ­­


Viết Đào

Các tin khác


Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục