Hiện nay, bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, vẫn còn tồn tại không ít doanh nghiệp, cửa hàng cố tình vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh, niêm yết giá, đặc biệt về đo lường, chất lượng.
Ảnh minh họa.
Thậm chí, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bất chấp pháp luật, ngang nhiên tác động vào phần mềm của thiết bị đo, đếm hoặc cố tình bơm "nối số” nhằm "móc túi” người tiêu dùng. Cách thức gian lận của những doanh nghiệp, cửa hàng này ngày càng trở nên tinh vi, tìm đủ cách "qua mặt” sự kiểm tra thường xuyên của cơ quan chức năng.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, trong quá trình kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường một số địa phương phát hiện có những hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu, phổ biến như: tác động vào cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả; bán xăng, dầu ngoài hệ thống,...
Trong đó có một số hành vi nghiêm trọng như: bán xăng, dầu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; sử dụng phương tiện đo không có chứng chỉ kiểm định.
Thậm chí, có tình trạng một vài nhân viên bán hàng lợi dụng giờ cao điểm cũng như khâu quản lý lỏng lẻo để bơm "nối số” giữa các lần bơm, không niêm yết giá, tự ý điều chỉnh giá, cố ý che bảng thông tin cột bơm,... nhằm trục lợi bất chính, gây bất bình cho người tiêu dùng.
Tinh vi hơn, một số cửa hàng sử dụng cả thiết bị điều khiển từ xa để can thiệp vào phần mềm của phương tiện đo trên một trụ bơm xăng, sau đó lập trình điều chỉnh sai số phương tiện đo thông qua IC (vi mạch) trên bo mạch chính của phương tiện đo.
Với việc can thiệp bằng công nghệ cao vào thiết bị đo như trên có thể gây sai số trong quá trình bơm xăng dầu từ 7,6% đến 9,3% nhằm gian lận về số lượng và giá tiền của người mua, trong khi mức độ sai số cho phép chỉ là 0,5%. Do không tác động vật lý vào trụ bơm cho nên cơ quan chức năng rất khó phát hiện hành vi vi phạm bởi tại các vị trí dán tem niêm phong, kẹp chì của cơ quan đo lường trên trụ bơm còn giữ nguyên vẹn.
Vì vậy, để bảo đảm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gian lận đo lường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, góp phần răn đe cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, các lực lượng chức năng, đặc biệt là quản lý thị trường cần đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định liên quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Bên cạnh đó, huy động lực lượng thường xuyên hoặc đột xuất giám sát các điểm niêm phong, kẹp chì tại các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của các cột đo xăng dầu; kiểm tra sai số kết quả đo lượng xăng dầu trên bình chuẩn.
Trường hợp có nghi vấn về chất lượng, phải tiến hành lấy mẫu theo quy định để kiểm tra sự phù hợp của xăng dầu với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng,…
Về phía người tiêu dùng, cơ quan chức năng khuyến cáo thường xuyên nêu cao ý thức cảnh giác, mua xăng ở những địa chỉ uy tín; nếu phát hiện cửa hàng, đơn vị kinh doanh xăng dầu vi phạm hoặc nghi ngờ chất lượng xăng, dầu không bảo đảm nên báo ngay cho cơ quan chức năng để can thiệp, xử lý.
Trước hiện tượng vi phạm về kinh doanh xăng dầu ngày càng tinh vi, các cơ quan quản lý chức năng cần nghiên cứu, sớm có biện pháp xử lý, đưa ra các chế tài xử phạt hành chính đủ mạnh, thậm chí có thể xử lý hình sự để bảo đảm sức răn đe với các doanh nghiệp, cá nhân có ý định trục lợi trong kinh doanh xăng dầu. Đó chính là những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng gian lận kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới.
Theo báo Nhân Dân
(HBĐT) - Tháng 7 vừa qua, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực so với tháng 6. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng khoảng 23,84%. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng khoảng 6,52%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng khoảng 77,71%.
(HBĐT) - Có vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, không ít hộ dân ở xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã vượt qua khó khăn, tìm được hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế, hướng tới làm giàu trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - Những năm qua, thông qua vốn chính sách đã có hàng vạn công trình nước sạch và vệ sinh cho hộ gia đình ở vùng nông thôn được cải tạo, xây dựng. Qua đó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn.
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Thủy, đến hết tháng 7/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 407,9 tỷ đồng/10.543 khách hàng còn dư nợ.
(HBĐT) - Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, trong 7 tháng qua, trên địa bàn tỉnh có 19.176 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn chính sách. Trong đó, chương trình cho vay NS&VSMTNT có nhiều khách hàng vay vốn nhất với hơn 7 nghìn lượt hộ vay; tiếp đến là các chương trình cho vay hộ nghèo (gần 3,3 nghìn lượt hộ vay), giải quyết việc làm (hơn 3,1 nghìn lượt hộ vay), hộ cận nghèo (hơn 2,5 nghìn lượt hộ vay), hộ mới thoát nghèo (hơn 1,3 nghìn hộ vay).
(HBĐT) - Chiều 7/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 20 tỉnh, thành phố để bàn về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.