(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hiện nay, các đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần của chương trình.
Với tổng số vốn kế hoạch năm 2022 là 423.560
triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 274.535 triệu đồng, vốn sự nghiệp
149.025 triệu đồng. Với nguồn vốn đầu tư phát triển, các chủ đầu tư đang trong
giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án, tổng số có 260 công trình, gồm: 40 công
trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; 103 công trình giao thông (đường
ngõ xóm, nội đồng); 13 công trình đường trung tâm, đường liên xã; 5 công trình
chợ; 4 công trình giáo dục; 80 công trình sửa chữa nhà văn hoá, nhà sinh hoạt
cộng đồng; 10 công trình nước sinh hoạt; 5 công trình thủy lợi.
Các dự án tiếp tục hoàn thiện theo các nội
dung dự toán sử dụng nguồn vốn sự nghiệp đã được phê duyệt. Tính đến hết tháng
6/2023, toàn tỉnh đã giải ngân 66.495 triệu đồng nguồn vốn đầu tư phát triển,
đạt 24,22% so với kế hoạch giao; giải ngân 47.090 triệu đồng nguồn vốn sự
nghiệp, đạt 31,6% so với kế hoạch giao.
P.V
(HBĐT) - Cùng với cả nước, tỉnh Hòa Bình đi qua nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng với nhiều gian khó. Đặc biệt có khó khăn chưa có trong tiền lệ đó là tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 lên mọi mặt đời sống xã hội, để lại hệ lụy rất lớn mà theo nhận định thì sự phục hồi không chỉ tính trong một vài năm. Rồi sự trở ngại kéo dài do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng khô hạn và các loại hình thiên tai khác. Thêm nữa là xung đột vũ trang ở một số quốc gia, khu vực trên thế giới khiến cho biến động về địa chính trị, địa kinh tế, nhất là sự ảnh hưởng về vấn đề năng lượng, lương thực và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu… Khó khăn nối tiếp khó khăn làm kéo giảm sự phát triển KT-XH là không thể tránh khỏi, nhất là đối với tỉnh miền núi nghèo, xuất phát điểm thấp như Hòa Bình.
Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.
(HBĐT) - Ngày 18/8, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị thúc đẩy sản xuất vụ đông và kết nối tiêu thụ nông sản năm 2023; Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tây Nguyên, vùng đất đại ngàn phía tây Tổ quốc, là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển nhưng hiện tại lại gặp nhiều "điểm nghẽn" cần được giải quyết. Muốn vậy, Tây Nguyên cần được khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá để ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng tầm là một địa bàn chiến lược quan trọng của đất nước.
(HBĐT) - Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023.
(HBĐT) - Sáng 17/8, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại huyện Kim Bôi.