Tây Nguyên, vùng đất đại ngàn phía tây Tổ quốc, là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển nhưng hiện tại lại gặp nhiều "điểm nghẽn" cần được giải quyết. Muốn vậy, Tây Nguyên cần được khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá để ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng tầm là một địa bàn chiến lược quan trọng của đất nước.




Tháo gỡ điểm nghẽn về giao thông sẽ mở ra những cơ hội liên kết vùng cho Tây Nguyên.
Đại ngàn khởi sắc

Từ ngày nước nhà thống nhất, Ðảng và Nhà nước đã tổ chức, triển khai nhiều chương trình và đầu tư những nguồn lực lớn để phát triển Tây Nguyên, nhất là từ khi có Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về "Phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng vùng Tây Nguyên".

Tây Nguyên từng là miền đất heo hút, cách trở; bởi lẽ đó, Nhà nước và các tỉnh đã tập trung khá lớn nguồn lực để phát triển giao thông liên kết vùng. Ðến nay, toàn mạng lưới đường bộ có độ dài gần 40 nghìn ki-lô-mét đã kết nối các tỉnh trong khu vực, mở rộng cơ hội giao thương với các trung tâm lớn cả nước và các quốc gia láng giềng.

Vận tải hàng không cũng phát triển nhanh với ba sân bay Liên Khương, Buôn Ma Thuột và Pleiku. Dự án khôi phục đường sắt Ðà Lạt-Tháp Chàm và mở tuyến đường sắt mới phục vụ cho các nhà máy Alumin Nhân Cơ, Tân Rai đang được tính toán. Gần đây, các dự án đường cao tốc nối liền Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Ðông, miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền trung và phía bắc đã và đang được khởi động. Giao thông tiện lợi hơn, chuỗi các đô thị Tây Nguyên nối liền vào nhau, trở thành những đầu tàu kinh tế-xã hội toàn vùng, kích thích sự phát triển cả khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Quy mô kinh tế của vùng tăng nhanh, đến năm 2020 đạt khoảng 287 nghìn tỷ đồng, gấp 14 lần năm 2002 và 3,1 lần năm 2010. GRDP bình quân giai đoạn 2002-2020 đạt gần 8%, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002. Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt khoảng 2,82 tỷ USD, chiếm 5,6% xuất khẩu nông sản cả nước; trong đó có gần 600 nghìn héc-ta cà-phê, 72 nghìn héc-ta hồ tiêu; cao-su, điều, rau, hoa và cây ăn quả cũng phát triển với tốc độ nhanh.

Ðại ngàn phía tây đã trở thành vùng du lịch sinh thái-văn hóa có sức hấp dẫn; giá trị văn hóa các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy; hệ thống giáo dục, đào tạo được quan tâm đầu tư, mạng lưới y tế được củng cố; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước được chú trọng; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm...



Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Tây Nguyên thu hoạch cà-phê giúp dân.

Tháo gỡ "điểm nghẽn" và khơi thông nguồn lực

Tây Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế, nguồn lực dồi dào để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó, nguồn lực rõ nét nhất là đất đai với tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 5 triệu ha, chiếm hơn 91% diện tích đất tự nhiên, trong đó khoảng một phần ba là đất đỏ bazan màu mỡ.

Ðây cũng là vùng có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp năng lượng, khai thác và chế biến khoáng sản và là trung tâm sản xuất bôxít-nhôm của cả nước; khí hậu ôn hòa rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; diện tích rừng hơn 3 triệu ha, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước, là tiềm năng lớn cho kinh tế lâm nghiệp. Ðại ngàn phía tây Tổ quốc rất đa dạng địa hình, cảnh quan, sông suối, thác nước cùng với kho tàng văn hóa nhân văn giàu bản sắc là điều kiện tốt để phát triển các loại hình du lịch...

Tuy đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng sự phát triển của vùng Tây Nguyên vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Trong quá trình vận động, phát triển của khu vực, còn phát sinh những hạn chế, yếu kém, xuất hiện nhiều "điểm nghẽn", nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua.

Ðiểm nghẽn đầu tiên được đề cập là cơ chế chính sách. Trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong vùng, vấn đề liên kết nội vùng chưa đặt đúng vị trí trong quy hoạch phát triển tổng thể toàn vùng. Sự liên kết giữa các tỉnh, các cấp thiếu đồng bộ, thiếu gắn kết và còn mờ nhạt dẫn đến việc trao đổi thông tin, sự phối hợp không rõ ràng và còn thiếu một cơ chế thống nhất để điều phối.

Công tác quy hoạch, áp dụng các mô hình sản xuất-kinh doanh tại các tỉnh trong vùng còn máy móc, rập khuôn đã tạo nên sự cạnh tranh không đáng có trong nội bộ vùng, sản phẩm ít tạo được thương hiệu và dễ bị tổn thương trên các thị trường. Một điểm nghẽn khác không kém phần quan trọng là trong nghiên cứu, ứng dụng và khai thác các tài nguyên văn hóa hiện đã lộ những bất cập nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lý thỏa đáng...

Ðể mở đường lớn cho Tây Nguyên phát triển, tháng 10/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 23-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Triển khai thực hiện Nghị quyết, Chính phủ ban hành Chương trình hành động với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; 23 nhiệm vụ cụ thể, 9 dự án đầu tư và hạ tầng giao thông kết nối; phân công cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện có lộ trình thời gian cụ thể để thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết đề ra.

Nhiệm vụ đầu tiên mà Nghị quyết số 23-NQ/TW đặt ra là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá; chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao; liên kết để phát triển là một nhiệm vụ mang tính đột phá nhằm đưa Tây Nguyên phát triển trong hoàn cảnh mới, trong đó hạ tầng giao thông là khâu trọng yếu; xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế của vùng.

Ði đôi với giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa thì việc quan tâm đến đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Nghị quyết cũng xác định, các địa phương trong vùng cần chú trọng đầu tư đồng bộ giáo dục, đào tạo, y tế và chủ động xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển...

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW và xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát tinh thần chung: "Ðột phá, bao trùm, toàn diện và bền vững". Thủ tướng cũng chỉ đạo, Tây Nguyên phải tự lực tự cường, đi lên bằng bàn tay, khối óc và khung trời, mảnh đất của mình; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, đột phá và chiến lược lâu dài là quyết định. Ðó cũng chính là chìa khóa để tháo gỡ những "điểm nghẽn" và là tư tưởng chủ đạo nhằm khơi thông các nguồn lực để phát triển Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, hạnh phúc, xứng tầm là một địa bàn chiến lược của quốc gia 

TheoNhanDan



Các tin khác


Xã Hưng Thi xây dựng sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng chương trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể xây dựng, phát triển sản phẩm dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương. Hiện, xã đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng sản phẩm mật ong rừng Hưng Thi trở thành sản phẩm OCOP 3 sao đầu tiên của xã.    

PC Hoà Bình đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) luôn chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, coi đây là chương trình xuyên suốt, đồng hành trong mọi hoạt động tại công ty.

Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan thu hút số lượng kỷ lục doanh nghiệp tham gia

Sự kiện Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2023 do Bộ Công Thương Việt Nam và nhà bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central Retail đồng tổ chức đã chính thức khai mạc ngày 16/8, tại Central world, nằm tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Ngày 16/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức tọa đàm trực tuyến về phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì buổi tọa đàm. Dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Xã Xuân Thủy (Kim Bôi): Người trồng nhãn lao đao vì mất mùa, rớt giá

(HBĐT) - Bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 8, các nhà vườn trồng nhãn Sơn Thủy trên địa bàn xã Xuân Thủy (Kim Bôi) ngao ngán bởi nông sản tiêu thụ chậm, tư thương thu mua nhỏ lẻ. Sản lượng năm nay dự kiến chỉ đạt 1/3 so với cùng kỳ năm trước, giá thành dao động từ 9.000 - 10.000 đồng/kg, thấp hơn 5.000 - 7.000 đồng/kg so với thời điểm chưa bùng phát dịch Covid-19. Lại một mùa thu hoạch nữa người dân ôm trái đắng, thực tế đó đã dẫn đến tình trạng người dân không còn quá mặn mà với cây nhãn Sơn Thủy.   

Hỗ trợ, kích hoạt trên 141.000 tem truy xuất nguồn gốc cho nông sản, sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, các sản phẩm nông sản chất lượng, sản phẩm OCOP tiếp tục được quảng bá trên Cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm: https://hb.check.net.vn với 77 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và 360 sản phẩm tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục