(HBĐT) - Mỗi khi mưa lũ, việc đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa của bà con xã Tân Minh (Đà Bắc) hết sức khó khăn do ngầm tràn Diều Luông, xóm Diều Luông và ngầm Trầm ở xóm Mít ngập hoàn toàn.


Vào mùa mưa, tình trạng ngập, nước chảy xiết tại ngầm Trầm, xã Tân Minh (Đà Bắc) thường diễn ra, ảnh hưởng lớn đến lưu thông.

Xã Tân Minh có 1.005 hộ với 4.191 nhân khẩu, chia làm 8 xóm. Là địa bàn có địa hình núi cao chia cắt, nhiều khe suối, độ dốc lớn nên mỗi khi mưa bão, các tuyến đường trên địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng. Hiện, tỉnh lộ 433 là tuyến đường duy nhất để di chuyển từ trung tâm huyện đến xã Tân Minh. Trên tuyến đường qua xã có 2 ngầm tràn là Diều Luông và Trầm đã được xây dựng từ lâu. Vào mùa khô việc đi lại qua 2 ngầm diễn ra bình thường, nhưng vào mùa mưa thường xuyên xảy ra tình trạng ngập, nước chảy xiết, ảnh hưởng đến lưu thông.

Người dân nơi đây cho biết, chỉ cần mưa to khoảng 1 - 2 giờ là ngầm tràn sẽ ngập hoàn toàn, muốn qua phải đợi mưa tạnh, nước rút mới có thể đi được. Nhất là thời điểm mưa lớn kéo dài, việc ách tắc giao thông có thể mất cả ngày. Nhiều người phải nghỉ làm, học sinh nghỉ học do không thể qua ngầm. Nguy hiểm hơn khi có trường hợp người dân trong xã đi khám bệnh hay cấp cứu lên huyện, bệnh viện tuyến trên cũng phải chờ nước rút mới có thể đi qua.

Cùng với xã Tân Minh, tỉnh lộ 433 là tuyến đường lưu thông duy nhất để người dân các xã vùng cao, vùng xa của huyện Đà Bắc về trung tâm huyện. Vì vậy, có thể nói tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống và phát triển KT-XH của xã.

Hiện nay, mỗi khi xảy ra ngập ngầm tràn, chính quyền xã Tân Minh chỉ đạo lực lượng Công an xã, trưởng thôn, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã túc trực tại 2 đầu của ngầm, đảm bảo không cho người và phương tiện qua lại. Do nhiều người dân còn chủ quan, không lường trước được sự nguy hiểm của dòng nước nên đã xảy ra trường hợp bị trượt ngã, nước cuốn trôi xe, cành cây, đất đá theo dòng nước từ trên cao chảy xuống va vào người và phương tiện, khiến nhiều người bị thương, hư hỏng phương tiện. Năm 2013, có 1 trường hợp khi di chuyển qua ngầm Trầm ở xóm Mít lúc mưa bão do chủ quan đã bị nước cuốn gây tử vong.

Thực trạng của 2 ngầm tràn khi mưa lũ hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Mặc dù chính quyền địa phương đã triển khai các biện pháp tạm thời nhưng vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm khi chưa có cây cầu kiên cố. Vì thế, được quan tâm đầu tư xây dựng những cây cầu mới là niềm mong mỏi của không chỉ người dân xã Tân Minh mà còn của người dân các xã vùng cao huyện Đà Bắc.

Đồng chí Lò Văn Lại, Chủ tịch UBND xã Tân Minh cho biết: Để đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển, lưu thông hàng hóa trên địa bàn, chính quyền xã mong muốn Nhà nước quan tâm, bố trí nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các cầu qua ngầm tràn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại trong mùa mưa bão, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.


Hoàng Dương

Các tin khác


124 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, toàn tỉnh có 124/129 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa.

Cứng hóa trên 95 km đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Theo Sở Giao thông vận tải, thực hiện Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh cứng hóa trên 95 km đường GTNT trong năm 2023 với tổng kinh phí ngân sách cấp 43.476 triệu đồng.

Tăng tốc, trách nhiệm nửa cuối nhiệm kỳ

(HBĐT) - Cùng với cả nước, tỉnh Hòa Bình đi qua nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng với nhiều gian khó. Đặc biệt có khó khăn chưa có trong tiền lệ đó là tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 lên mọi mặt đời sống xã hội, để lại hệ lụy rất lớn mà theo nhận định thì sự phục hồi không chỉ tính trong một vài năm. Rồi sự trở ngại kéo dài do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng khô hạn và các loại hình thiên tai khác. Thêm nữa là xung đột vũ trang ở một số quốc gia, khu vực trên thế giới khiến cho biến động về địa chính trị, địa kinh tế, nhất là sự ảnh hưởng về vấn đề năng lượng, lương thực và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu… Khó khăn nối tiếp khó khăn làm kéo giảm sự phát triển KT-XH là không thể tránh khỏi, nhất là đối với tỉnh miền núi nghèo, xuất phát điểm thấp như Hòa Bình.

Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.

Thúc đẩy sản xuất vụ đông và kết nối tiêu thụ nông sản 

(HBĐT) - Ngày 18/8, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị thúc đẩy sản xuất vụ đông và kết nối tiêu thụ nông sản năm 2023; Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 

Nguồn lực phát triển Tây Nguyên

Tây Nguyên, vùng đất đại ngàn phía tây Tổ quốc, là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển nhưng hiện tại lại gặp nhiều "điểm nghẽn" cần được giải quyết. Muốn vậy, Tây Nguyên cần được khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá để ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng tầm là một địa bàn chiến lược quan trọng của đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục