(HBĐT) - Năm 2022, giống mía mô F134 được xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) triển khai trồng thay cho giống mía tím bản địa bị thoái hóa qua nhiều năm canh tác đã cho hiệu quả rõ rệt. Mía sinh trưởng, phát triển tốt với nhiều ưu thế khi có khả năng nảy mầm cao, đều, mọc nhanh, khả năng đẻ nhánh, chịu hạn tốt, trữ lượng đường cao, được thị trường ưa chuộng. Đây là giống mía được thực hiện bằng phương pháp nuôi cấy mô do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc Sở KH&CN cung cấp.


Giống mía mô F134 được gia đình chị Đinh Thị Huệ, xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đưa vào trồng cho năng suất, chất lượng cao.

Vườn mía của chị Đinh Thị Huệ, xóm Đon bước vào vụ thu thứ 2. Chị Huệ cho biết: "Khi nhận giống mía mới về trồng, tôi băn khoăn bởi giống mới thấp, bé hơn giống bản địa. Tuy vậy, sau 2 tháng chăm sóc, với sự hỗ trợ của cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN và người có chuyên môn, giống mía mô F134 phát triển tốt. Triển khai trồng từ tháng 2/2022, đến nay vườn mía rộng 2.000 m2 của gia đình đã cho thu 1 vụ, tư thương mua với giá 8.000 - 9.000 đồng/cây. Giá bán cao hơn những năm trước, bởi qua đánh giá, giống mía mới có nhiều đặc tính nổi trội như vỏ màu tím sẫm, bóng, dóng dài, không bị vỡ vỏ khi chín, vị ngọt cao, nhiều nước. Đó là ưu điểm vốn không còn trên những cây mía bản địa đã thoái hóa từ lâu”.

Cũng mạnh dạn chuyển đổi trồng giống mía mới như chị Huệ, hộ chị Bùi Thị Loan, xóm Đon phấn khởi có vụ mía thắng lợi. Vườn rộng 3.000 m2 với khoảng 1 vạn cây, vụ mía vừa rồi gia đình thu được trên 90 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cho lãi hơn 60 triệu đồng. Nhận thấy mía phát triển thuận lợi, chị Loan dự tính mở rộng diện tích lên 5.000 m2 để tăng sản lượng cho vụ sau, nâng cao thu nhập. 

Hiện nay, mía vẫn là cây trồng chủ  lực của người dân xã Mỹ Hòa với tổng diện tích 287 ha, trong đó có 255 ha mía tím và 32 ha mía trắng. Cây mía được người dân trồng từ lâu, tuy nhiên đã dần thoái hóa, chất lượng sụt giảm qua từng năm, mẫu mã kém hấp dẫn. Cụ thể, năm 2019 - 2021, tư thương chỉ mua mía tím với giá 1.000 - 1.500 đồng/cây, có thời điểm xuống 800 đồng/cây, người dân lỗ nặng. Có hộ phải chặt bỏ mía thương phẩm đem cho bò ăn, chuyển đổi sang cây trồng khác hoặc ruộng bỏ không. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, nhiều hộ lâm vào khó khăn do mía bán lỗ, nợ tiền phân bón, không còn tiền tái đầu tư cho vụ sau. Trước thực tế đó, xã tìm các giải pháp, tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích mía bản địa thoái hóa thay bằng giống F134. Hiện, giống mía tím Hòa Bình vẫn được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN nhân giống bằng kỹ thuật in vitro, cho cây có độ đồng đều cao, sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu hạn và dịch bệnh. Được biết, 1 cây mía mô trồng sau khi đẻ nhánh cho ra 5 - 6 cây nên bà con trồng phải đảm bảo diện tích tối thiểu 3 cây/m2, không được trồng dày hơn ảnh hưởng đến chất lượng. 

Đồng chí Bùi Văn Thích, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa cho biết: "Trong suốt thời gian triển khai trồng giống mía mới, xã đã chỉ đạo cán bộ phụ trách, người có kinh nghiệm, chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn người dân từ khâu làm đất, bón lót phân, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, xử lý kịp thời khi sâu bệnh chớm xuất hiện, hướng dẫn tác động các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây mía. Giống mía mô F134 được triển khai thành công giúp các hộ dân có cách nhìn mới, thay đổi tư duy trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tiếp tục duy trì vùng sản xuất mía quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững, khẳng định vị thế cây trồng chủ lực của địa phương”.

Hoàng Anh

Các tin khác


Tăng cường nuôi trồng thủy sản, đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 2270/SNN-TS về tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thủy sản (NTTS) các tháng cuối năm 2023, đảm bảo kế hoạch tăng trưởng.

Gỡ khó cho 2 dự án gần 40 nghìn tỷ đồng của Tập đoàn Xuân Thiện 

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 2 dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách: Dự án Nhà máy sản xuất vôi, bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình và Nhà máy xi măng Xuân Thiện Hòa Bình đều do công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình đầu tư. Đến nay, khối lượng công việc đạt khoảng 75% kế hoạch đề ra, còn một số vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng rừng...

Ngành Ngân hàng nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tiếp sức cho nền kinh tế

(HBĐT) - Tám tháng năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì điều đáng ghi nhận là nỗ lực đồng hành của hệ thống ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD). Thông qua thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả, ngành NH đã phát huy vai trò là kênh dẫn vốn chủ lực phục vụ sản xuất, kinh doanh (SXKD), góp phần tiếp sức cho nền kinh tế.

Huyện Tân Lạc đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, có tác động lan tỏa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện dân sinh, đưa nhanh nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Hướng đến sản xuất nông nghiệp chất lượng cao

(HBĐT) - Phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, bền vững được huyện Cao Phong triển khai thực hiện góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục