Sức nóng và sự quyết tâm thực hiện mục tiêu giải ngân đầu tư công đã lan tỏa đến từng cấp, bộ, ngành và địa phương.
Tính đến hết tháng 8 năm nay, số vốn giải ngân thực hiện từ ngân sách nhà nước đã đạt gần một nửa kế hoạch năm, tương đương số vốn thực tế đưa vào các công trình, dự án là 352.000 tỷ đồng. Đây là kết quả cao nhất của 8 tháng từ trước đến nay.
Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh vốn đầu tư công được giao của năm nay cao hơn 112.000 tỷ đồng so với năm trước.
Kỹ càng trong khâu chuẩn bị đầu tư, giao trách nhiệm cho từng bộ phận liên quan, đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện dự án, đây là điều kiện tiên quyết để Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân được hơn 42.000 tỷ đồng, tương đương với gần 49% theo kế hoạch Thủ tướng giao trong 8 tháng đầu năm nay.
"Muốn giải ngân được thì phải có khối lượng, tinh thần của Bộ Giao thông Vận tải là thi công 3 ca 4 kíp và tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công", ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, cho biết.
Theo các nhà phân tích, mục tiêu hoàn thành trên 95% vốn đầu tư công Thủ tướng giao vẫn nằm trong khả năng. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
Cũng như nhiều bộ ngành, địa phương khác, Hà Nội cũng xác định đẩy nhanh giải ngân đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Bằng nhiều giải pháp, đến hết tháng 8 năm nay, Hà Nội đã giải ngân hơn 28.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, tương đương với gần 55% kế hoạch, cao hơn mức bình quân của cả nước.
"Với tinh thần phục vụ nhân dân, vì nhiệm vụ chung, do đó thành phố giao nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm người của đứng đầu, đồng thời thay thế những người không đáp ứng được nhiệm vụ của thành phố", ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho hay.
Trong 8 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt hơn 350.000 tỷ đồng, tương đương gần 50% kế hoạch năm, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm trước.
Những vướng mắc đã dần được tháo gỡ, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang bứt phá, tăng tốc. Đây không chỉ là động lực tăng trưởng cho nhiều ngành, nhiều địa phương, mà còn tạo sự lan tỏa, thu hút đầu tư cho nhiều khu vực kinh tế khác.
Chỉ còn hơn 4 tháng, nhưng vẫn còn 50% vốn đầu tư công cần giải ngân trong niên hạn năm nay, đây là nhiệm vụ lớn cho các bộ, ngành và địa phương. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, mục tiêu hoàn thành trên 95% vốn đầu tư công Thủ tướng giao vẫn nằm trong khả năng. Đặc biệt, khi vốn được giao sớm hơn, công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án lớn cũng đã hoàn thành, cùng với đó là sự quyết liệt từ các Tổ công tác của Chính phủ trong công tác tháo gỡ và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Theo VTV.VN
(HBĐT) - Từ ngày 28/8 - 4/9, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình tham dự và tổ chức 4 gian trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ triển làm thương mại và nông sản huyện Mộc Châu năm 2023. Đây là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Tuần văn hoá du lịch Mộc Châu năm 2023.
(HBĐT) - Năm 2022, giống mía mô F134 được xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) triển khai trồng thay cho giống mía tím bản địa bị thoái hóa qua nhiều năm canh tác đã cho hiệu quả rõ rệt. Mía sinh trưởng, phát triển tốt với nhiều ưu thế khi có khả năng nảy mầm cao, đều, mọc nhanh, khả năng đẻ nhánh, chịu hạn tốt, trữ lượng đường cao, được thị trường ưa chuộng. Đây là giống mía được thực hiện bằng phương pháp nuôi cấy mô do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc Sở KH&CN cung cấp.
(HBĐT) - Để đẩy nhanh tiến độ Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, việc đầu tư các hạ tầng thiết yếu được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhất.
Ngày 11/1/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định một số chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có gói tín dụng ưu đãi lãi suất 2% với nguồn kinh phí từ ngân sách 40.000 tỷ đồng được kỳ vọng là "phao cứu trợ" để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân của gói tín dụng này vẫn rất thấp.
Kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành xuống mức thấp, gần như tương đương với thời kỳ trước dịch COVID-19. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay theo đó cũng được các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm dần. Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng tín dụng vẫn chưa có nhiều khả quan, dù thời điểm này nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp thông thường sẽ rất lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ, sản phẩm cho mùa lễ tết cuối năm.
Trong tháng 8/2023, các địa phương trên cả nước vẫn tích cực triển khai các hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản. Trong điều kiện nhiều mặt hàng nông sản trên thế giới đang có biến động lớn về nhu cầu và giá cả, sản xuất chính là bệ đỡ để bảo đảm nguồn cung phục vụ xuất khẩu.