(HBĐT) - Được thành lập và ra mắt từ tháng 8/2022, sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình "Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự khu công nghiệp Lương Sơn” đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng khu công nghiệp (KCN) trở thành nơi an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).


Công nhân Công ty CRS Solar cell Khu công nghiệp Lương Sơn nâng cao năng suất lao động gắn với chú trọng đảm bảo an ninh trật tự tại nhà máy.

Theo ông Nguyễn Tuệ Vinh, Phó Giám đốc Công ty CP bất động sản An Thịnh, đơn vị đầu tư KCN Lương Sơn, hiện KCN có 41 doanh nghiệp đầu tư 44 dự án hoạt động SXKD. Trong đó có 17 dự án nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 27 dự án 100% vốn đầu tư trong nước (DDI) với ngành nghề chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: điện tử, may mặc, cơ khí, sản xuất linh kiện ô tô, sản xuất thực phẩm, dược phẩm... Tổng số công nhân làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp trong KCN khoảng 15.000 người, chủ yếu là lao động trên địa bàn huyện Lương Sơn và một số địa phương giáp ranh.

Theo Thượng tá Kiều Huy Toàn, Phó trưởng Công an huyện Lương Sơn, thời gian qua, tình hình an ninh trật tự (ANTT) trong KCN Lương Sơn được đảm bảo, các doanh nghiệp không để xảy ra mất ANTT. Tuy nhiên, với đặc điểm tập trung lực lượng lao động lớn, địa bàn KCN giáp với khu dân cư, chung tuyến đường giao thông với xã Hòa Sơn (Lương Sơn), khoảng cách từ nhà dân đến một số nhà máy sản xuất chỉ từ 50 - 100m; người lao động chủ yếu thuê nhà trọ gần KCN. Điều này tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về ANTT. Bên cạnh đó, do khó khăn trong SXKD, một số doanh nghiệp tại KCN phải cho công nhân nghỉ việc, cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm... làm cho đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nảy sinh các vấn đề phức tạp liên quan đến "tín dụng đen”, trộm cắp tài sản, vi phạm pháp luật hình sự. Thậm chí có trường hợp chủ nợ gọi điện cho doanh nghiệp để đe dọa, đòi nợ công nhân; xảy ra 2 vụ mất trộm tài sản tại các doanh nghiệp gây thiệt hại khoảng 4 tỷ đồng. Cùng với đó, tình hình tai, tệ nạn xã hội tại các địa bàn giáp ranh KCN còn phức tạp.

Xuất phát từ thực tế trên, Hội đồng bảo vệ ANTT KCN Lương Sơn đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác nắm tình hình, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, công nhân, người lao động tích cực tham gia phong trào bảo vệ ANTT; thúc đẩy phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong KCN. Cũng theo ông Nguyễn Tuệ Vinh, ngoài việc thường xuyên tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, trong năm qua, Hội đồng bảo vệ ANTT KCN Lương Sơn đã đăng tải nhiều thông tin về triển khai các biện pháp đảm bảo ANTT; phối hợp Công an huyện Lương Sơn tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp về phòng, chống tội phạm, đặc biệt là 16 phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho trên 2.000 lượt công nhân tại các doanh nghiệp. Các thành viên Hội đồng bảo vệ ANTT KCN Lương Sơn và lực lượng bảo vệ doanh nghiệp phối hợp tổ chức 64 buổi tuần tra, kiểm tra, canh gác... bảo vệ ANTT trong nội bộ doanh nghiệp và KCN; tổ chức 62 buổi tuần tra, kiểm soát về an toàn giao thông tại các tuyến đường trong KCN; tham mưu, hướng dẫn, phối hợp tổ chức xây dựng 2 phương án, kế hoạch bảo đảm ANTT trong doanh nghiệp...

Thượng tá Kiều Huy Toàn, Phó trưởng Công an huyện Lương Sơn cho biết, thông qua hoạt động của Hội đồng bảo vệ ANTT KCN Lương Sơn, lực lượng Công an đã tiếp nhận 5 tin báo, kịp thời giải quyết, ổn định tình hình ANTT. Nổi bật đã khám phá nhanh vụ mất trộm tài sản tại Công ty TNHH Tessellation Hòa Bình, thu hồi tài sản trị giá gần 500 triệu đồng trả lại cho doanh nghiệp. Cùng với đó, từ nguồn tin báo của công nhân trong KCN, lực lượng chức năng Công an huyện đã khởi tố 7 vụ án hình sự, bắt 18 đối tượng liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về hình sự, ma túy, mại dâm... tại các địa bàn giáp ranh. Đặc biệt, phát huy vai trò là cầu nối, giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp và người lao động, Hội đồng bảo vệ ANTT KCN Lương Sơn đã kịp thời nắm bắt phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người lao động gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền của tỉnh để chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất... Qua đó góp phần ổn định tình hình ANTT trong KCN, không để phát sinh, xảy ra mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Thu ngân sách từ thuế đạt hơn 70% so với dự toán

Tối 11/9, Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng của năm 2023 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 962.097 tỷ đồng, bằng 70,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 93,9% so với cùng kỳ.

Xăng giữ giá sau 6 lần tăng liên tiếp

Sau 6 lần tăng liên tiếp, tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/9, giá xăng được giữ nguyên so với giá hiện hành, giá một số loại dầu được điều chỉnh tăng.

Tước quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cá Sông Đà - Hòa Bình” của Công ty cổ phần quốc tế Minh Phú

(HBĐT) - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) vừa ban hành Thông báo số 741/TB-QLCL thông báo tới các cơ quan chuyên môn, cơ quan thông tin đại chúng và các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh cá Sông Đà trên địa bàn tỉnh về việc tước quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Cá Sông Đà - Hòa Bình” của Công ty CP quốc tế Minh Phú có địa chỉ tại tổ Vôi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình).

Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững, hiệu quả

(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả. Do vậy, thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98), ngành Nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Triển vọng phát triển cây thanh long ở xã Đông Bắc

(HBĐT) - Trên diện tích 3.500 m2 trồng thanh long đang cho thu hoạch, mỗi năm, gia đình ông Bùi Văn Bình, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc (Kim Bôi) thu về khoảng 150 triệu đồng. Chưa dám nói là cây làm giàu nhưng khoảng 5 năm trở lại đây cho thấy, cây thanh long đã giúp đời sống người dân xã Đông Bắc khấm khá hơn.

Thành phố Hòa Bình: Cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

(HBĐT) - Những năm qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn TP Hoà Bình được triển khai đồng bộ, đạt kết quả tích cực trên các nội dung. Trong đó, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa hành chính Nhà nước; quyết liệt trong chỉ đạo giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục