Chính phủ giao Bộ Nội vụ báo cáo phương án cải cách chính sách tiền lương trước 16/9, theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa ban hành.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 144/NQ-CP ngày 10/9/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị để hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách chính sách tiền lương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16/9.

Tiếp tục thực hiện việc phân cấp, phân quyền theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ; phối hợp cơ quan, địa phương đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại theo vị trí việc làm và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo dõi sát tình trạng người lao động bị mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động.


Chính phủ yêu cầu báo cáo lộ trình, phương án cải cách tiền lương trước 16/9. Ảnh minh họa.

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.

Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Tiếp vốn cho hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

(HBĐT) - Được tiếp cận vốn chính sách đã giúp hàng vạn hộ sản xuất - kinh doanh (SXKD) ở vùng khó khăn có thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn đã và đang là một trong những chương trình tín dụng có ý nghĩa thiết thực trong phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng khu công nghiệp an toàn cho sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Được thành lập và ra mắt từ tháng 8/2022, sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình "Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự khu công nghiệp Lương Sơn” đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng khu công nghiệp (KCN) trở thành nơi an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).

Đoàn công tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc tại Việt Nam làm việc với UBND tỉnh

(HBĐT) - Ngày 12/9, ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam đã làm việc với UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Năm 2024 dự kiến kiểm toán cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành

Năm 2024, Kiểm toán Nhà nước dự kiến sẽ lựa chọn kiểm toán các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Thúc tiến độ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia

(HBĐT) - Theo kế hoạch giao vốn giai đoạn 2022 - 2023, tổng kinh phí thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTGQ) của tỉnh gồm: giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được giao trên 2.188 tỷ đồng. Để giải ngân đạt 100% nguồn vốn theo Công văn số 555/TTg-QHĐP, ngày 16/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy triển khai thực hiện 3 CTMTQG là thách thức lớn đối với tỉnh Hoà Bình. Trước thực tế đó, UBND tỉnh đã thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai các chương trình, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp, đẩy nhanh tiến độ đảm bảo thực hiện giải ngân đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Hàng hóa, bánh Trung thu rục rịch vào “mùa trăng”

(HBĐT) - Còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, thị trường hàng hóa đã bắt đầu sôi động. Nhiều loại bánh Trung thu được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, các gian hàng trên vỉa hè, thậm chí được gom đơn, rao bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội từ loại bình dân đến cao cấp. Năm nay, các mặt hàng, sản phẩm phục vụ Tết Trung thu tiếp tục thu hút người tiêu dùng bởi sự đa dạng từ mẫu mã, chủng loại đến giá thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục