(HBĐT) - Được tiếp cận vốn chính sách đã giúp hàng vạn hộ sản xuất - kinh doanh (SXKD) ở vùng khó khăn có thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn đã và đang là một trong những chương trình tín dụng có ý nghĩa thiết thực trong phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.


Từ vốn chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, gia đình ông Bùi Văn Chiền, xóm Bợ, xã Thạch Yên (Cao Phong) phát triển chăn nuôi bò sinh sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Bùi Văn Chiền, xóm Bợ, xã Thạch Yên (Cao Phong) là một trong những hộ tiêu biểu trong sử dụng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để phát triển kinh tế. Với tiềm năng có đất đồi rừng rộng, từ lâu gia đình ông Chiền và đa số bà con ở xóm Bợ đã chú trọng chăn nuôi gia súc dưới tán rừng. Với đồi keo rộng 3 ha, nhiều năm nay, việc kết hợp trồng keo với chăn nuôi trâu, bò giúp kinh tế của gia đình ông Chiền ngày càng khá giả. Năm 2019, ông Chiền được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn của NHCSXH. Số vốn này được sử dụng để mua thêm trâu, bò giống và đầu tư trồng rừng.

Hiện nay, gia đình ông Chiền nuôi 9 con bò, 4 con trâu. Từ chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông thu khoảng 100 triệu đồng. Hai năm trước, gia đình ông Chiền đã xây dựng được căn nhà mới khang trang. Ông Chiền chia sẻ: "Ở vùng cao còn nhiều khó khăn, để phát triển kinh tế thì cái khó nhất là vốn. Như gia đình tôi, mặc dù đã chăn nuôi nhiều năm nhưng chỉ khi được tiếp cận vốn cho vay hộSX-KD của NHCSXH, gia đình mới có vốn để tăng số lượng đàn, cũng như đầu tư thêm thức ăn để trâu, bò phát triển tốt hơn. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập”.

Gia đình ông Bùi Văn Đơn, xóm Trại Sào, xã Tân Lập (Lạc Sơn) cũng là hộ đã có bước phát triển kinh tế nhanh khi được tiếp cận các kênh vốn của NHCSXH. Xuất phát điểm là hộ nghèo, nhưng từ khi được tiếp cận vốn chính sách, gia đình ông Đơn đã đầu tư nuôi bò sinh sản. Dần dần kinh tế khá hơn, gia đình ông thoát khỏi diện hộ nghèo và tiếp tục được vay thêm vốn cho vay hộ cận nghèo, gần đây nhất là vốn cho vay hộ SXKD vùng khó khăn. Ông Đơn chia sẻ: Mỗi lần được vay vốn, gia đình lại đầu tư mở rộng chuồng trại, tăng số lượng bò. Hiện, gia đình nuôi bò sinh sản, kết hợp nuôi bò thịt vỗ béo với số lượng trên 10 con. Nhờ đó hiệu quả kinh tế đem lại ngày một cao hơn.

Có thể nói, những năm qua, chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn của NHCSXH có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn. Đây cũng là một trong những chương trình mà người dân có nhu cầu vay vốn lớn. Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, từ khi triển khai chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn đến nay, toàn chi nhánh đã cho vay gần 100 nghìn lượt khách hàng với doanh số cho vay trên 2 nghìn tỷ đồng. Trong 8 tháng qua, doanh số cho vay của chương trình tín dụng này đạt 68,4 tỷ đồng/1.544 lượt khách hàng vay vốn. Tổng dư nợ đến hết tháng 8/2023 hơn 672 tỷ đồng với trên 17,3 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Nhằm đáp ứng vốn phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, từ ngày 8/8/2023, mức cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ SXKD tại vùng khó khăn được nâng lên tối đa 100 triệu đồng, với lãi suất chỉ còn 9%/năm. Điều này giúp các hộ vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn có thêm nguồn lực SXKD, cải thiện đời sống, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Viết Đào


Các tin khác


Hàng hóa, bánh Trung thu rục rịch vào “mùa trăng”

(HBĐT) - Còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, thị trường hàng hóa đã bắt đầu sôi động. Nhiều loại bánh Trung thu được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, các gian hàng trên vỉa hè, thậm chí được gom đơn, rao bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội từ loại bình dân đến cao cấp. Năm nay, các mặt hàng, sản phẩm phục vụ Tết Trung thu tiếp tục thu hút người tiêu dùng bởi sự đa dạng từ mẫu mã, chủng loại đến giá thành.

Thu ngân sách từ thuế đạt hơn 70% so với dự toán

Tối 11/9, Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng của năm 2023 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 962.097 tỷ đồng, bằng 70,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 93,9% so với cùng kỳ.

Xăng giữ giá sau 6 lần tăng liên tiếp

Sau 6 lần tăng liên tiếp, tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/9, giá xăng được giữ nguyên so với giá hiện hành, giá một số loại dầu được điều chỉnh tăng.

Tước quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cá Sông Đà - Hòa Bình” của Công ty cổ phần quốc tế Minh Phú

(HBĐT) - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) vừa ban hành Thông báo số 741/TB-QLCL thông báo tới các cơ quan chuyên môn, cơ quan thông tin đại chúng và các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh cá Sông Đà trên địa bàn tỉnh về việc tước quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Cá Sông Đà - Hòa Bình” của Công ty CP quốc tế Minh Phú có địa chỉ tại tổ Vôi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình).

Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững, hiệu quả

(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả. Do vậy, thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98), ngành Nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Triển vọng phát triển cây thanh long ở xã Đông Bắc

(HBĐT) - Trên diện tích 3.500 m2 trồng thanh long đang cho thu hoạch, mỗi năm, gia đình ông Bùi Văn Bình, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc (Kim Bôi) thu về khoảng 150 triệu đồng. Chưa dám nói là cây làm giàu nhưng khoảng 5 năm trở lại đây cho thấy, cây thanh long đã giúp đời sống người dân xã Đông Bắc khấm khá hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục