(HBĐT) - Theo kế hoạch được huyện giao năm 2023, xã Định Cư (Lạc Sơn) giảm 4% hộ nghèo, 4% hộ cận nghèo, tương đương với số lượng phải giảm là 75 hộ nghèo và 68 hộ cận nghèo. Đồng chí Bùi Thị Mỳ, công chức LĐ-TB&XH xã cho biết: Địa phương đang tập trung thực hiện quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức phân loại hộ gia đình, họp dân để thống nhất kết quả rà soát. Hiện nay, tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của các xóm đang thực hiện bước niêm yết, thông báo công khai trước khi tiến hành xin ý kiến cấp huyện, công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo và báo cáo kết quả.


Anh Bùi Văn Điệp, trưởng xóm Bán Ngoài, xã Định Cư (Lạc Sơn) khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất, thu nhập của các hộ dân trên địa bàn. 

Xóm Bai Vớn có gần 130 hộ dân, hầu hết là người dân tộc Mường. Ông Bùi Văn Chiến, Bí thư chi bộ kiêm trưởng xóm cho biết: Mặc dù đời sống kinh tế của người dân nông thôn khó khăn, dựa vào nông nghiệp là chủ yếu nhưng với ý chí, nỗ lực thoát nghèo, một số hộ đã tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp đỡ các hộ xung quanh về giống, khoa học kỹ thuật để cùng vươn lên, phát triển sản xuất. Tiêu biểu như hộ ông Bùi Văn Trường với mô hình chăn nuôi gia cầm, làm ao nuôi cá nước ngọt. Dựa vào điều kiện đất đai, ao hồ tự nhiên, một số hộ khác đầu tư chăn nuôi gà, vịt với quy mô ngày càng lớn và nhận thầu hồ đập để tăng sản lượng cá nuôi. Nhiều con em trong xóm học xong đã đi làm ở các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong, ngoài huyện. Hiện tại, qua rà soát đã giảm được 13/37 hộ nghèo, 13/28 hộ cận nghèo so với cùng thời điểm năm 2022.

Thời gian gần đây, đời sống của người dân xóm Bán Ngoài có sự khởi sắc. Một số hộ làm nông nghiệp, trong đó có cả hộ nghèo, cận nghèo như anh Bùi Văn Như, Bùi Văn Trúc đã tham gia mô hình chăn nuôi lợn thịt, bản địa với quy mô từ vài chục đến hàng trăm đầu con/năm. Mô hình có sự liên kết chuỗi sản xuất và cung ứng thương phẩm của HTX chăn nuôi lợn mường huyện Lạc Sơn, địa chỉ tại xóm Mương Chóng. Theo trưởng xóm Bùi Văn Điệp, xóm Bán Ngoài là khu vực đặc biệt khó khăn đang được hưởng sự hỗ trợ các chương trình, dự án, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các hộ dân đều được ưu tiên và đáp ứng kịp thời. Từ nguồn lực tiếp sức của Đảng, Nhà nước, 128 hộ trong xóm có chuyển biến về nhận thức để từng bước thoát nghèo. Năm 2023, bình quân thu nhập đầu người của xóm đạt 40 triệu đồng, gần bằng mức bình quân thu nhập đầu người toàn xã. Hộ nghèo giảm 12 hộ, cận nghèo giảm 20 hộ và có 1 hộ nghèo phát sinh so với thời điểm đánh giá năm 2022.

Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, những năm gần đây, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã từng bước mang đến diện mạo đổi thay ở địa phương. Đặc biệt là hạ tầng giao thông được cải thiện, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân. Trong vùng và khu vực lân cận hiện có một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đứng chân tạo điều kiện cho lao động trên địa bàn vào làm việc gần nhà, thu nhập ổn định. Toàn xã có 9 xóm, 1.078 hộ, dân tộc Mường chiếm trên 98%. Năm 2022, xã còn 273 hộ nghèo, tỷ lệ 25,3%; 193 hộ cận nghèo, chiếm 17,95%. Qua rà soát ở 3/9 xóm là Bán Trong, Bán Ngoài và Mương Chóng, số hộ nghèo, cận nghèo giảm mạnh. Dự kiến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã sẽ giảm từ 7 -  8%.

Bùi Minh

Các tin khác


Biểu dương 93 nông dân xuất sắc giai đoạn 2021 - 2023

(HBĐT) - Chiều 25/10, UBND tỉnh và Hội Nông dân (HND) tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi (SX-KDG) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2023. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ hội cá tôm sông Đà

(HBĐT) - Sáng 25/10, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác đã kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hoà Bình lần thứ nhất, Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP khu vực trung du, miền núi phía Bắc năm 2023. 

Huyện Kim Bôi: Phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Những năm gần đây, người dân huyện Kim Bôi tập trung phát triển kinh tế theo hướng trồng rừng sản xuất. Phát triển kinh tế rừng đem lại những lợi ích thiết thực về KT-XH, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ rừng và tạo việc làm tại chỗ, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói - giảm nghèo cho người dân địa phương.

Mở ra cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh

(HBĐT) -Từ ngày mùng 8 - 14/10, tỉnh Hòa Bình đã tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Vương quốc Anh. Đây là hoạt động thường niên do Bộ Ngoại giao tổ chức nhằm đồng hành, hỗ trợ các địa phương tăng cường kết nối hợp tác với các đối tác nước ngoài. Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình do đồng chí  Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch (XTĐT,TM&DL) để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và môi trường đầu tư của tỉnh Hòa Bình đến với các nhà đầu tư (NĐT), doanh nghiệp (DN) tại Vương quốc Anh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục